Nguyễn Du đi vào khu phủ Chúa gần với hồ Gươm thì lại thấy
cảnh hoang tàn vẫn chưa được khôi phục lại. Trong lòng anh vẩn vơ
vừa tiếc, vừa buồn vừa thầm trách Vua Lê. Mấy năm trước đây,
Lê Chiêu Thống nhờ sức của Nguyễn Hữu Chỉnh đuổi được Trịnh
Bồng đã ra lệnh đốt phủ của họ Trịnh để trả thù và ngăn không cho
họ Trịnh trở lại ngôi Chúa. Nguyễn Hữu Chỉnh cũng nhân đó mà cho
thu vét luôn chuông đồng ở các chùa miếu để đúc tiền. Thành ra
cả một khu phủ Chúa bề thế giàu sang mà Lê Hữu Trác đã miêu tả
trong cuốn Ký sự lên Kinh, giờ đây trở thành bình địa. Liên tưởng
về khu Bích Câu của nhà mình khiến Nguyễn Du không khỏi ngao
ngán, thở dài!
Ở
Thăng Long, Nguyễn Du không biết bạn bè cùng ai. Anh có
sang làng Phù Đổng huyện Tiên Du một lần thăm em trai Nguyễn
Ứ
c sống tại quê vợ ở đó. Anh được biết chuyện về ông nghè Trần
Danh Án từng khăn gói đi theo Vua Lê, giờ đây đang yên phận làm
một người dân. Anh cũng biết tin về tiến sĩ Phạm Quí Thích đang
rất e dè, cũng giống như tâm trạng của Vũ Trinh, chưa tính toán
được con đường xuất xử.
Nguyễn Nễ là người hiểu và thông cảm với tâm trạng của Nguyễn
Du hơn cả. Nhưng Nguyễn Nễ không có nhiều thời gian tâm sự cùng
em trai. Ông mới ra làm quan với tân triều nên công việc bận bịu lu
bù, chỉ thỉnh thoảng mới có thể chuyện trò tâm sự. Nguyễn Nễ cũng
nhiều lúc cố gạt nỗi phiền muộn của em, khuyên ra làm việc cho
Tây Sơn, nhưng Nguyễn Du lại có vẻ không hưởng ứng. Nguyễn Nễ
cũng tìm cách giới thiệu cho Nguyễn Du làm quen với một số quan
lại Tây Sơn, song Nguyễn Du cũng tỏ ra không mấy mặn mà.
Một đêm, Nguyễn Nễ rủ Nguyễn Du tham gia một cuộc hát lớn có
rất nhiều ca công, vũ nữ của Thăng Long. Nguyễn Du thấy tướng
tá của Tây Sơn tỏ ra tài tử, phong lưu. Họ đối xử với ca nhi, vũ nữ
cũng có phần ưu ái. Đêm ấy, Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến một ca