vọng đẹp đẽ của con người. Nếu cuốn sách phần nào đạt đến
những điều này thì em thật vô cùng mãn nguyện. Hồi năm ngoái
khi viết xong bài “Văn tế thập loại chúng sinh”, em càng khao khát
viết khúc đoạn trường này. Giờ đây sách viết xong rồi, em cũng
thấy lòng mình thanh thản.
Đoàn Nguyễn Tuấn:
-Chú đã trải qua nhiều năm gió bụi! Bây giờ về Phong Nguyệt
Sào cùng tôi. Ở đó có vợ con, có gia đình. Anh em mình thanh thản
cùng gió trăng, thi phú. Biết đâu phận long đong chấm dứt từ đây?
Nguyễn Du không nói gì. Nhưng trong lòng ông vẫn chất chứa
điều gì đó chưa yên. Ông cầm tập bản thảo Đoạn trường tân thanh
trên án thư. Một luồng gió nhẹ thổi, lật lật mấy trang sách. Nguyễn
Du nhìn vào mấy dòng chữ mới hiện ra:
Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!
Nguyễn Du ngẫm nghĩ thật là mỗi lời là một vận vào khó nghe…
Ông hướng sang phía Đoàn Nguyễn Tuấn nói mà như nói với chính
mình, ngao ngán:
-Làm sao biết mình qua khỏi phong trần ạ? Em trót viết ra một
câu thơ mà bác cũng đã đọc rồi:
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.