NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI - Trang 232

cảnh hợp tình, lại rất sáng tạo nữa. Rồi cái câu chú biến hóa ca
dao “Tiễn nhau một bước lên đàng / Cỏ xanh hai dãy, mấy hàng
châu sa”
thành “Ngại ngùng một bước một xa / Một lời trân trọng,
châu sa mấy hàng”
thì tôi vô cùng khâm phục. Từ cái nhịp 6/4/4
của câu lục bát mà thành nhịp 2/2/2/4/4 như cái nhịp của bước chân
dùng dằng, níu kéo cho thấy cái tình kẻ ở người đi thật là sâu nặng,
não nề lại trang trọng nữa.

Đoàn Nguyễn Tuấn nhặt một miếng trầu, thong thả mở ra, gạt

bớt ít vôi, cặp thêm một miếng cau tươi ngắm nghía trước khi bỏ
miệng nhai.

-Nhưng tôi còn phục chú cái tài dùng những từ dân dã vốn rất

thô nhưng đặt đúng chỗ lại hóa ra thanh thoát, hợp lý. Cái đoạn mụ
Tú Bà mắng Kiều toàn là ngôn ngữ của bọn hạ lưu khiến người ta
thấy ngay bản mặt của loại người này. Có chín câu mà thật hay:
“Nhiếc rằng: Những giống bơ thờ quen thân! / Con này chẳng
phải thiện nhân, / Chẳng phường trốn Chúa thì quân lộn chồng./
Ra tuồng mèo mả gà đồng, / Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề
nào. / Đã đem mình bán cửa tao, / Lại còn khủng khỉnh làm cao
thế này. / Nào là gia pháp nọ bay! / Hãy cho ba chục biết tay một
lần.”
Đấy! Những chữ của bọn hàng tôm hàng cá được ném ra hàng
loạt. Phải là bậc kỳ tài mới làm được điều này.

Nguyễn Du khiêm nhường:

-Anh đã quá khen! Chẳng qua do nhiều năm em sống cảnh dân

thường nên phần nào cũng hiểu được lời ăn tiếng nói của nhiều
tầng lớp. Em viết cuốn sách lấy rớt từ Kim Vân Kiều nhưng con
người, số phận cho đến lời ăn tiếng nói thì đã Việt hóa hoàn toàn.
Em viết về một khách má hồng tài sắc mà long đong, song cũng
muốn nói đến những bậc tài hoa mà đất trời ghen ghét. Em
muốn viết về tình yêu, về lòng nhân ái, viết về những khát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.