thần tình: Duyên này thì giữ, vật này của chung. Rồi trao thoa,
trao thư cho Vân xong thì Kiều như người đã chết! Thân xác còn đó
nhưng hồn phách đã bảng lảng rồi: Trông ra ngọn cỏ lá cây /
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về… Hồn Thúy Kiều đang khẩn cầu
Thúy Vân: Rảy xin chén nước cho người thác oan lại đột ngột hướng
về tình lang Kim Trọng: Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang / Thôi thôi
thiếp đã phụ chàng từ đây!... Tuyệt!
Ngừng một chút, ông Tuấn lại chậm rãi, tư lự:
-Trao duyên đã bẽ bàng, trao kỷ vật thì hụt hẫng, tưởng có thể
chết rồi mà hồn vía không tan, tiếng kêu tuyệt vọng thì không
phải cho mình mà tiếng than tự nhận mình là kẻ phụ bạc! Đúng là
tiếng kêu đứt ruột! Những đoạn thơ thần tình như thế không cảm
phục sao được?
Nguyễn Du:
-Bác nói thế khiến em rất vui! Tuy nhiên xin bác chỉ thêm
những chỗ còn non nớt.
Đoàn Nguyễn Tuấn:
-Thực ra tôi tìm được tiếng đồng điệu từ cuốn sách này nên
rất hứng thú. Từ nhân vật, cảnh trí, đến lời ăn tiếng nói, lời kể
chuyện, lời của người trong chuyện đều rất hợp lý. Khó tìm ra chỗ
để chê. Tôi không dám “đánh trống qua cửa nhà sấm”, cũng xin
nhắc lại những điều chú viết. Này nhé.
Chú tả các nhân vật từ tầm thường đến quí phái, mỗi người một
vẻ mà người nào, loại nào rõ ra người ấy, loại ấy. Chỉ có đôi ba từ
mà thành nhãn tự khiến không ai quên. Mã Giám Sinh thì “mày râu
nhẵn nhụi”, Tú Bà thì “nhờn nhợt màu da”, Bạc Hạnh thì “quì xuống
vội vàng / Quá lời nguyện hết thành hoàng thổ công”. Còn cái gã Sở