Cất bước hành trình
Dù còn vướng vất chút lưu luyến của hai cuộc chia tay với
Nguyễn Quýnh và Nguyễn Đăng Tiến, Nguyễn Du vẫn có cảm giác
phóng khoáng tự do khi một mình tự vạch cho mình một lộ trình. Đây
là lần đầu tiên trong đời anh được làm theo ý mình, không ai ngăn
cản, không ai hướng dẫn nên Nguyễn Du khá thanh thản. Anh dự
tính, cứ thế này, vừa đi vừa ngắm cảnh, vừa quan sát dân tình, vừa
học hỏi, khám phá những giá trị văn hóa phương Bắc, những giá trị
văn hóa vùng Trung Nguyên mà mình từng tìm hiểu qua sách vở.
Cuộc hành trình có thể mất vài năm nếu trời thương tình không
bắt ốm đau.
Nguyễn Du thấy may mắn vì nhờ có thời gian gần gũi với Cai
Gia nên anh có đủ vốn ngôn ngữ giao tiếp với người phương Bắc.
Anh không thấy giữa mình và họ có khác biệt gì nhiều. Cảnh rừng
núi nơi đây cũng khá giống Việt Nam. Những thứ cây quen thuộc
như tre pheo (tre nứa nói chung), chuối ổi mọc đầy thành vườn,
thành rừng. Người dân cũng cày cuốc, cũng chăn trâu, cắt cỏ… làm
lụng chăm chỉ và tập tục cũng có những tương đồng. Đúng là đi
khắp góc biển, chân trời, chỗ nào cũng xem như nhà. Thế mới biết
ta chẳng phải kẻ vo ve như loài nhặng, cũng chẳng quẩn quanh như
loài kiến, loài mối. Những cuộc ra đi thế này sẽ cho ta cơ hội thể
hiện khát vọng của mình. Quả thật, đã có một dạo ta tự thẹn với mình
vì cứ ở lì một chỗ khiến cho thanh kiếm bên mình trở thành vô
duyên, vô nghĩa.
Theo cái mạch cảm xúc ấy, một bài thơ thành hình trong đầu
Nguyễn Du.
Chân mây góc bể dạo qua rồi