vội trên con đường nhỏ chạy khúc khuỷu giữa cánh đồng. Cái gánh cỏ nhún
nhẩy xuống vùn vụt của Nấm cũng dần khuất. Chiều xuống thấp nữa. Ánh
vàng úa tan hẳn trong những lớp khói xám trên những mái rạ và những
ngọn cau. Tiếng người làm lụng ngoài ruộng dồn về cả trong xóm, để mình
tiếng gió vang vang qua những ngọn lúa và những lũy tre. Họ, kẻ vác cày,
cuốc, đập, đòn gánh, người dắt trâu hay mang những nón áo, ấm đất, điếu
cày. Tất cả đều lặng lẽ phờ phạc vì đói, mệt.
Láng về đến đầu đường đá thì lũ trẻ mục đồng đã tíu tít: "Nghé ơi!
Nghé ơi!" rầm cả một vùng. Mồ hôi Láng vã ra đẫm ngứa cả lưng. Nhưng
Láng chỉ xốc đòn gánh sang vai bên rồi càng bước nhanh qua những ngõ đã
tối, để kịp cái bữa ăn chắc chắn các em Láng lại chờ đợi, mặc dầu chúng nó
đã đói lắm vì từ sáng tới giờ mới được miếng cơm nóng. Quả nhiên mâm
cơm đã dọn ra giữa sân. Hôm nay mười tám, trăng lên muộn, nhưng cái ánh
trời rộng cũng đủ lắm. Hai đứa em nhỏ của Láng đương lăm le bên hai cái
chổi lúa, thoảng thấy Láng đi vào chúng liền reo lên và ngồi sà ngay xuống
đất.
- Chị đã về, đã về. Thôi bắc cơm ra đi!
Vừa nói chúng vừa bốc mấy ngọn rau, nhồm nhoàm nhai và tranh
nhau so đũa. Cái em nhớn Láng lễ mễ bưng nồi cơm lên, rít răng rủa sả rồi
thẳng tay cốc cho mỗi đứa mấy cái. Hai đứa nhỏ nọ xoa đầu, văng ra một
tràng những tiếng tục tĩu. Láng nhăn mặt nhìn các em, vừa lấy vạt áo chùi
mồ hôi:
- Chúng mày cứ giữ cái thói ma đói, ma khát ấy! Cơ khổ! Và sao cái
Nhớn, cơm chín rồi không dọn cho chúng nó ăn, còn vẽ chờ tao làm gì.
Cái Nhớn càng tức, đánh thêm chúng nó mấy cái nữa và ẩy một đứa
ềnh ra, khiến sự chí chóe càng ầm ĩ. Láng phải thét lên. Chẳng kịp rửa qua
cái mặt và đặt gánh cỏ vào quá bên trong, Láng phải ngồi ngay xuống xới
cơm cho chúng nó. Bữa cơm lại trở nên vui vẻ, không phải vì sự chuyện trò