với người chủ nọ. Thy San xấp xấp lau mặt bằng cái khăn bông rẩy sẵn
nước hoa ủ trong một phích nước đá to. Y vừa uống sâm vừa giở một tập sổ
khác ra xem.
Như thế, không kể những kho trên Hà Nội và Hải Phòng, số hàng phụ
tùng ôtô và thuốc tây tích trữ lúc này trị giá trên hai mươi vạn đồng, nhà
Thy San lại còn những kho ở Sài Gòn cũng khoảng tiền đó. Nếu như chiến
tranh vẫn kéo dài, đường xe lửa sẽ bị phá nhiều quãng chính, và cả đường
biển cũng bị nghẽn, thì nhà Thy San vẫn chẳng chút gì lo ngại. Mấy hãng
ôtô to của cả Pháp lẫn Nam chỉ mong y hé một tiếng là cho hàng xốc xe đổ
đến chuyên chở. Ấy là không kể những lõng chạy bằng ôtô nhà binh Nhật,
đã chở cả phụ tùng ôtô và thuốc men của Nhật mà Thy San mua được và sẽ
còn mua nhiều nữa, tích trữ tiếp nữa! Như thế thị trường vẫn là của y, với
số hàng nhiều nhất, quan hệ nhất mà y cho bán nhỏ giọt. Mặt khác, cho dẫu
giấy bạc nhà băng Pháp sẽ in thêm bao nhiêu nữa để Nhật tiêu dùng, thì
cũng chỉ vét được thóc, được ngô, được đay, được muối, được trâu bò,
ruộng vườn của người ta, chứ không thể động đến lông chân y được. Càng
khó khăn, khan hiếm, cùng kiệt, thì càng lợi cho y thôi; tuy chẳng bằng như
thời kỳ 1939 - 1940, ùn ùn hàng Mỹ hàng Tàu đổ vội vào Hải Phòng...
Thy San gấp sổ lại đặt sang một bên rồi cầm hai tờ báo chữ Pháp, một
in trên Hà Nội, một ở Hải Phòng, mở đọc trước tiên mục tin chiến tranh.
Quân Nhật vẫn tiến, vẫn thắng. Bên này thì thế, bên kia quân Đức tuy bị
Nga Xô phản công nhiều mặt nhưng... cũng vẫn thắng! Thy San đọc kỹ
thêm mấy tin nữa về quân Nhật rồi bỏ kính, đặt tờ báo xuống.
- Chớ có thấy đỏ mà ngỡ rằng chín!
Để kết luận về cái tình hình thời cuộc đã làm Thy San phải ngừng lại
một chương trình kinh doanh lớn có thêm những tay quyền thế ở Đông
Dương, ở Pháp hùn vốn, và mở rộng buôn bán cả với Anh với Mỹ với Nhật
nữa về lâu về dài... Thy San nói hẳn lên thành lời với một tiếng cười khẩy.
Không như mọi khi chuyện trò hay bàn tán về thời cuộc, Thy San chỉ lặng