Thái Trang chờ Lương và mọi người như đã qua được khắc giây xúc
động, bèn hỏi sang chuyện khác:
- Nghe nói các anh em đồng chí ta rất thích đọc Nguyễn Du, Đoàn Thị
Điểm lắm phải không?
- À! Quên tôi chưa kể với các cậu, ngay trong xà lim án chém, ta vẫn
truyền tay nhau quyển Kiều đã rách nát, trong khi đó nhiều đồng chí hoạt
động ở nước ngoài cũng giữ cẩn thận những tác phẩm nọ. Ai được giữ, ai
được mượn lâu thì quý như...
Trần Văn vội tiếp:
- Không! Quý hơn vàng!
Lương gật đầu cười:
- Phải, phải, quý hơn vàng! Vì vàng thì còn dễ tìm, dễ có, chứ những
tác phẩm đã thành gia tài của dân tộc như vậy, thì phải là sản phẩm của cả
một quá trình đấu tranh và phát triển của nền văn hóa dân tộc chân chính,
và cũng là kết tinh của một thời đại trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Lương lại kể thêm nhiều chuyện, ngay trong những ngày ở các nhà tù
Sơn La, Hỏa Lò Hà Nội, đặc biệt ở Côn Đảo, rất nhiều anh em chịu khó
nghiên cứu các môn triết học, văn học phần để bồi dưỡng về mặt lý luận cơ
bản của mình, phần vì các sách loại này rất hiếm, lại bằng chữ Pháp, chữ
Hán, nên ai mà được nghe dịch, nghe giảng, thảo luận thì rất ham thích.
"Vậy mà ngày nay ở tù về, có hẳn bên mình những chồng sách! Như
vậy, càng phải lao vào hoạt động. Phong trào cách mạng đang mở rộng, lên
cao, muốn công tác tốt thì phải hiểu biết các mặt sinh hoạt của xã hội trước
kia cũng như ngày nay để tiến hành các cuộc vận động cho đúng. Vì thế
đọc sách không phải để trốn vào trong sách, ngủ yên và quên mọi sự, mọi
việc của sự sống. Mà để mở rộng sách ra, đi thẳng vào cuộc đời, vào xã hội,