bà con quen biết. Bà ký Thái thì dẫn đầu đoàn bà con Công thương cứu
quốc cũng mới nhóm họp, cô con gái trưởng cầm cờ đi bên mẹ.
Trong các đoàn nhỏ đi tiếp có Dậu và Hùng, em trai Bích Nga. Hai
người đều cầm cờ may lấy. Hùng đội mũ ca lô, sơ mi trắng cộc tay, quần
cộc, ở trong hàng thanh niên khu phố. Dậu lại mặc chiếc áo màu gạch nung
và thoa rất nhẹ làn phấn da cam mà mấy năm chỉ mặc những ngày tết hay
những dịp vui nhất Dậu mới giở ra trang điểm.
Các đoàn các lớp hàng, các lớp người đều cuồn cuộn cuồn cuộn đổ về
Nhà hát lớn. Các lòng đường đỏ rực, ngợp những đợt sóng cờ và rùng rùng
rầm rập vang dậy chưa dứt những khẩu hiệu này cất lên đã tiếp liền ngay
những khẩu hiệu khác.
Trong khi ấy ông con gia đình cụ Cam vẫn còn ở bên kia bờ sông Cấm
để chờ phà sang Hải Phòng.
***
Nếu không có Chấn, bố Vy, Sấm và mấy đồng chí ở chiến khu đã hoạt
động với Quất từ năm 1929 - 1930 giữ lại thì cụ Cam đã đưa con cháu về
Hải Phòng từ ba bốn hôm trước.
Ông cụ vừa qua một cơn sút lưng khá nặng. Năm ngày đêm không
nằm, không ngồi không trỗi dậy được. Chỉ hơi nhích người nhưng nếu
không rất chậm rất khéo, lựa đi lựa lại thì giật đánh thót, đau điếng và ngã
vật ra. Khoảng ngang hông của sống lưng và bên thăn gần mạng mỡ ông cụ
đều là những ác huyệt mà thẳng "quỷ bệnh" kia thỉnh thoảng lại gí như là
mũi kim điện vào. Các anh em phải hai người đỡ nách và ôm lưng để cụ đi
ngoài mà cụ vẫn không ngồi không vịn được. Chưa lần nào. Chấn xót xa ân
hận như lần này. Sao Chấn cứ dùng dằng không cho Côn lên Yên Thế đón
ông cụ và mẹ Cam về chỗ Chấn sớm. Vẫn biết Chấn phải giữ ý với bà con
và các đồng chí mới. Nhưng Chấn có lợi dụng hay lạm dụng gì trong