bị cái chết đau đớn như thế được. Chúng nó đã không đưa Chí ra bờ sông,
mà ẩy Chí lên xe Dép đánh về cầu Đuống.
Sáu tháng giam cầm của Chí là trăm tám mươi hơn ngày dụ dỗ, tra tấn,
ăn đói và bị trói. Chúng đã quấn dây điện vào cổ Chí, hiện giờ vẫn còn thối.
Chúng đã ấn đầu Chí vào thùng vôi, vào cả cứt đái. Bàn tay phải bị đạn của
Chí đã nát hết mười đầu ngón tay vì kìm và lưỡi dao lạch vào. Cuối cùng,
chúng đã lấy búa dằn nát cái bàn tay cầm súng ấy. Và đe nếu không khai ra
những cán bộ, những ủy ban và nơi nào đơn vị thường đi về, trốn tránh thì
bàn tay trái kia cũng mất nốt.
Một hôm, Chí đương thỉu đi, mồm mép ứ máu thì thấy ngòn ngọt ở
miệng. Trong bóng tối của gian buồng tra tấn, trước cặp mắt mờ mờ của
Chí, đôi mắt xếch và sáng quắc của Giang trên một vầng trán nhăn nhăn
hiện ra. Giang ghé vào tai Chí nói khe khẽ:
- Anh Chí ăn mấy cục đường này đi... ăn mau đi... Chúng nó sắp về
đấy! Anh cố mà chịu ít lâu nữa... anh em ta sẽ cùng trốn ra... Nhất là anh
đừng nên liều... Nó có giết mình thì mình mới chịu chết... còn thì đừng nên
liều. Ở Đáp Cầu mấy anh cán bộ, anh bộ đội còn bị tra tấn giam lâu hơn
anh nhiều... các anh ấy cũng cố chịu được... các anh ấy đã bắt được liên lạc
trốn thoát hết...
Mắt Chí đã giần giật lên như lửa. Trong người anh nóng bừng, run
không thể nào tưởng tượng được. Cái thằng bé con, rạng rũa nhanh nhẹn
vẫn bưng rượu, bưng sữa, quét nhà, đánh giầy cho thằng xếp Xồm "đơ bê"
kia mà lại cứu anh cơ? Hay là mưu chước của thằng Xồm nham hiểm? Mệt
quá, Chí đã lại lả đi dưới cái chân bàn mà chân tay Chí bị xích.
Một tuần lễ sau thì Chí vững lòng lắm. Chí đã được biết bố mẹ Giang
trước cũng ở Từ Sơn, từ ngày Pháp tràn đánh Trung du phải tản cư lên Thái
Nguyên. Lên tới đây, Giang gặp một anh cán bộ trước có bà mẹ cũng tản cư
cùng làng với nhà Giang. Giang nói ngay với anh xin cho làm liên lạc ở