Suốt 3000 năm qua vẫn chưa có sự nhất trí nào về vấn đề liệu có tồn tại
sự tiến bộ hay không, liệu lịch sử của thế giới và của con người có chứng
minh được có sự đi lên hay một thực tế kém sáng sủa hơn. Chống lại quan
điểm cho rằng có tồn tại sự tiến bộ tiêu biểu là Hesiod (khoảng năm 800
trước CN), Plato (428-348 trước CN), Aristotle (384-322 trước CN), Seneca
(năm thứ 4 trước CN- năm 54 sau CN), Horace (65-8 sau CN), Thánh
Augustine (354-430 sau CN) và hầu hết tất cả những triết gia và các nhà
khoa học hiện thời. Ủng hộ quan điểm cho rằng có tồn tại sự tiến bộ có gần
như tất cả những nhân vật thuộc Thời kỳ Khai sáng ở cuối thế kỷ XVII và
thế kỷ XVIII, như Fontenelle và Condorcet, và đa số các nhà tư tưởng và
khoa học ở thế kỷ XIX trong đó có Darwin và Marx. Người đầu quân của
quan điểm này là Edwards Gibbon (1737- 94), một sử gia lập dị, đã viết
trong quyển “Sự suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã” như sau:
Chúng ta không thể nào biết chắc khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của
loài người cao đến mức nào... Do đó chúng ta có thể an toàn chấp nhận một
kết luận vui vẻ rằng mỗi thời đại đã làm tăng thêm, và vẫn tiếp tục làm
tăng, của cải, hạnh phúc, tri thức và có lẽ cả phẩm hạnh thật sự của loài
người.
Ngày nay, tất nhiên, bằng chứng chống lại sự tiến bộ có sức thuyết phục
hơn nhiều so với thời đại của Gibbon. Song bằng chứng cho sự tiến bộ cũng
thuyết phục hơn không kém. Sự tranh cãi này không thể dùng chứng cứ để
giải quyết. Sự tin tưởng vào tiến bộ hẳn phải là một hành vi đức tin. Tiến bộ
là bổn phận.
1
Nếu chúng ta không tin vào sự tiến bộ, chúng ta sẽ chẳng bao
giờ có thể thay đổi thế giới cho tốt hơn. Giới kinh thương hiểu rất rõ điều
này. Nhìn chung, kinh thương trong mối liên minh với khoa học đã cho
chúng ta những bằng chứng hùng hồn về sự tiến bộ. Ngay khi chúng ta phát
hiện ra rằng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận thì kinh thương và
khoa học xuất hiện và ban cho chúng ta những chiều hướng mới của sự vô
cùng của thế giới phi tự nhiên: nào là không gian kinh tế, vi mạch, và các
công nghệ trợ giúp mới.
2
Tuy nhiên, để khái niệm tiến bộ có thể hữu ích
nhất thì nó không nên bị bó hẹp trong lĩnh vực khoa học, kỹ nghệ và kinh