chúng ta thì việc giảm mạnh khối lượng công việc sẽ có lợi cho số 20%
những người làm việc cật lực. Và hành động ácbít như thế sẽ có lợi cho xã
hội ở cả hai phương diện. Khối lượng công việc kém quan trọng hơn nhiều
so với chất lượng của công việc, và chất lượng công việc phụ thuộc vào sự
tự định hướng.
Hãy giải thoát mình khỏi những nghĩa vụ do người khác áp đặt
Có thể dự đoán một cách khá chắc chắn rằng 80% lượng thời gian bỏ ra
mang lại cho chúng ta 20% kết quả, và 80% khối lượng công việc là do
người khác ép buộc chúng ta làm.
Chúng ta ngày càng thấy rõ rằng ý tưởng làm việc trực tiếp cho người
khác, có một việc làm ổn định nhưng lại chẳng có bao nhiêu quyền tự chủ
chỉ là một giai đoạn tạm thời (dẫu rằng có thể kéo dài đến hai thế kỷ) trong
lịch sử của việc làm. Cho dù bạn làm việc cho một tập đoàn lớn, bạn vẫn
nên nghĩ rằng đang làm việc độc lập, cho chính mình dù bạn nằm trong sổ
lương của Tổng công ty Monolith.
Nguyên lý 80/20 thường xuyên cho thấy rằng số 20% người gặt hái nhiều
thành công nhất hoặc là làm việc cho chính bản thân họ hoặc làm việc cứ
như là một cá nhân độc lập.
Ý tưởng này có thể áp dụng vào những lĩnh vực ngoài công việc. Rất
khó mà tận dụng thời gian của mình cho tốt nếu như bạn không kiểm soát
được thời gian. (Thực tế thì cho dù bạn có kiểm soát được thời gian đi nữa
thì cũng khó mà tận dụng nó một cách hữu hiệu vì khối óc của bạn bị giam
hãm bởi mặc cảm tội lỗi, bởi quy ước và những ý kiến về những việc bạn
cần phải làm từ bên ngoài áp đặt vào – song ít ra thì bạn có được cơ hội
giảm những rào cản này đến mức đáng kể.)
Bạn không thể, và thậm chí không nên, làm theo lời khuyên của tôi một
cách quá đà. Bạn luôn có những nghĩa vụ đối với người khác và những
nghĩa vụ ấy có thể cực kỳ có ích cho phía bạn. Ngay cả nhà doanh nghiệp
cũng thực sự không phải là độc lập hoàn toàn, không có trách nhiệm nào
đối với ai. Nhà doanh nghiệp luôn có đối tác, nhân viên, những người liên
minh và một mạng lưới quan hệ. Nhà doanh nghiệp không thể mong đợi gì