trong một thị trường lớn, thực tế có thể trở thành những công ty đứng đầu
trong lĩnh vực riêng của họ và tránh được sự đối đầu trực diện.2
Đối với cá nhân cũng vậy, biết thấu đáo một vài việc, hoặc tốt hơn là biết
một việc nào đó cực kỳ thấu đáo, thì tốt hơn là biết nhiều thứ một cách hời
hợt.
Sự chuyên môn hóa nằm ngay trong Nguyên lý 80/20. Lý do vì sao nó
diễn ra như vậy – tức 20% lượng công sức đầu tư vào có thể tạo ra 80% kết
quả – là ở chỗ cái 1/5 có năng suất cao ấy được chuyên môn hóa và thích
hợp với nhiệm vụ hơn nhiều so với cái 4/5 có năng suất kém kia.
Bất kỳ khi nào chúng ta quan sát thấy Nguyên lý 80/20 đang ứng
nghiệm, đấy chính là bằng chứng cho thấy có một sự lãng phí các nguồn tài
nguyên (do cái 4/5 có hiệu suất kém gây ra) và nhu cầu cần phải chuyên
môn hóa cao hơn nữa.
Nếu cái 80% có hiệu suất kém ấy được tập trung vào những việc mà
chúng thực hiện được tốt thì chúng có thể trở thành cái 20% có hiệu suất
cao ở một lĩnh vực khác. Và điều này đến lượt nó sẽ tạo ra một quan hệ
80/20 khác nhưng ở tầm mức cao hơn. Cái trước đây là 80% có năng suất
kém, hay một phần của nó, giờ đây sẽ là cái 20% có hiệu suất cao trong một
phân bố khác.
Quá trình này, cái mà triết gia người Đức thế kỷ XIX G. W. F. Hegel gọi
là ‘biện chứng’,3có thể tiếp tục diễn ra mãi, tạo thành động cơ thúc đẩy sự
tiến bộ. Thực vậy, có bằng chứng cho thấy đấy chính là cái đã diễn ra trong
suốt chiều dài lịch sử, cả trong thế giới tự nhiên và trong xã hội. Mức sống
cao hơn có được là nhờ sự chuyên môn hóa ngày càng sâu hơn.
Máy vi tính tiến hóa từ sự chuyên môn hóa mới trong ngành điện tử; máy vi
tính cá nhân từ sự chuyên hóa sâu hơn nữa; các phần mềm chương trình
hiện đại, dễ sử dụng từ sự chuyên môn hóa thêm một bước nữa; và đĩa CD-
ROM từ một giai đoạn khác nữa của cùng một quá trình. Kỹ nghệ sinh học,
trong tương lai sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong việc sản xuất thực phẩm,
cũng đã tiến hóa theo cách tương tự, cứ ở mỗi giai đoạn phát triển mới đòi
hỏi và nhờ vào quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu hơn.