Nếu một cổ phiếu nào rớt giá khoảng 15% (so với giá lúc bạn mua vào),
bán chúng ngay. Bạn phải áp dụng qui luật này thật triệt để và nhất quán.
Nếu bạn muốn mua chúng lại sau này với mức giá thấp hơn, hãy đợi
cho đến khi giá không còn xuống nữa: đợi cho ổn định trong vài ngày (tốt
hơn là một vài tuần); lúc đó bạn hẵng tái đầu tư.
Áp dụng qui tắc 15% trên cho các khoản đầu tư mới: chận đứng khoản lỗ
khi giá tuột quá 15%.
Chỉ có một ngoại lệ có thể chấp nhận được với qui luật vàng này: nếu
bạn là một nhà đầu tư dài hạn không muốn mình bị tác động bởi các cơn sốt
lên xuống của thị trường và không có thì giờ theo dõi tình hình đầu tư.
Những ai đã kiên trì giữ cổ phiếu suốt cả và sau những thời kỳ khủng hoảng
lớn như thời kỳ 1929-1933, 1974-1975 và 1987 đều thành công nếu xét
theo hướng đầu tư dài hạn. Nhưng thành công hơn là những ai bán ra cổ
phiếu trong chặng đầu, khi chúng vừa sụt giá chỉ mới 15% (trong điều kiện
cho phép) và quay lại đầu tư khi thị trường vừa mới hồi phục được khoảng
15% từ đáy sàn.
Điểm chính về qui tắc 15% là nó áp dụng cho những loại cổ phiếu riêng
lẻ, không phải cho toàn thể thị trường chứng khoán. Nếu một loại cổ phiếu
rớt giá 15%, điều này xảy ra thường hơn là trường hợp toàn thể cổ phiếu
trên thị trường đồng loạt sụt giá 15%, chúng ta nên bán ngay loại cổ phiếu
đó. Trong khi chỉ rất ít – nếu cho là có – lợi nhuận bị thiệt hại do “bám trụ”
vào thị trường chứng khoán (hay một danh mục đầu tư đa dạng) theo định
hướng lâu dài, chúng ta sẽ bị thua lỗ nặng nếu lỡ dại trung thành “bám” vào
một hoặc một vài cổ phiếu đang rớt giá. Đối với các cổ phiếu riêng lẻ, chỉ
báo tốt nhất cho xu hướng tương lai là chính tình hình hiện tại.
Không ngừng làm cho lợi nhuận tăng trưởng
Cắt giảm những khoản thua lỗ, nhưng đừng cắt giảm lợi nhuận. Chỉ báo
dài hạn tốt nhất để đánh giá mức độ thành công của một khoản đầu tư chính
là lợi nhuận ngắn hạn được lặp đi và lặp lại! Phải biết cưỡng lại ham muốn
‘đánh nhanh rút lẹ’. Đây là sai lầm tai hại nhất mà phần lớn các nhà đầu tư
tư nhân mắc phải: thu những khoản lợi “ngon ăn” trước mắt mà quên đi
những khoản lợi khác còn béo bở hơn. Không ai bại sản vì vội “thộp” lấy