lợi nhuận, nhưng nhiều người không bao giờ giàu lên được bằng cách như
vậy!
Còn hai qui tắc đầu tư theo Nguyên lý 80/20 chưa được xét tới: Khi so
sánh một số lượng lớn các danh mục đầu tư trong một khoảng thời gian dài,
thường rất đúng là 20% các danh mục đầu tư mang lại 80% tổng lợi nhuận.
Đối với một cá nhân có trong tay là một danh mục đầu tư dài hạn, 80% lợi
nhuận thường là do 20% các khoản đầu tư mang lại. Trong một danh mục
đầu tư chỉ toàn là cổ phiếu, 80% lợi nhuận là do 20% các cổ phiếu đang
nắm giữ mang lại.
Hai qui tắc trên đúng là do một vài khoản đầu tư thường đạt mức siêu
lợi nhuận, trong khi phần lớn còn lại thì không. Những cổ phiếu siêu hạng
này đem lại cho chúng ta lợi nhuận đáng kinh ngạc. Vì thế, chúng ta nhất
thiết phải luôn giữ những khoản đầu tư siêu lợi nhuận này trong danh mục
đầu tư trong suốt quá trình đầu tư: cứ để mặc cho lợi nhuận sinh sôi nảy nở.
Nói như lời hấp hối của một nhân vật trong một tiểu thuyết của Anita
Brookner còn ráng nhắn nhủ lại: “Chớ bao giờ bán Glaxo”.
Rất dễ dàng đạt mức lợi nhuận 100% nếu đầu tư vào IBM, McDonald’s,
Xerox, hay Marks & Spencer vào thập niên 1950 và 1960; Shell, GE,
Lonrho, BTR hay hãng dược Astra của Thụy Sĩ vào thập niên 1970;
American Express, Body Shop hay Cadbury Schweppes vào đầu thập niên
80; hoặc Microsoft sau đó cũng trong thập niên ấy. Những nhà đầu tư nào
vội bán đi những cổ phiếu này rất có thể sau đó mất đi cơ hội hưởng được
lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần.
Các doanh nghiệp hoạt động tốt có xu hướng tạo ra một chu trình hoạt
động vượt trội thường xuyên. Chỉ khi nào cái “quán tính” này bị đảo ngược
(có thể phải mất nhiều thập kỷ mới xảy ra hiện tượng này) thì bạn mới nên
tính đến chuyện bán ra cổ phiếu. Một lần nữa, một qui tắc đáng nhớ là đừng
bán ra cổ phiếu trừ phi giá rớt hơn 15% so với mức giá cao gần đây nhất
của cổ phiếu ấy.
Để làm như thế, bạn hãy chốt một mức giá bán có lời để căn cứ vào đó
bạn có thể bán ra cổ phiếu. 15% dưới mức giá trần. Sự tụt giá ở mức 15%