NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 101

CHƯƠNG 4: NHỮNG QUY LUẬT CỦA NGUYÊN
LÝ THỨ NĂM[1]

1. Những vấn đề của ngày hôm nay phát sinh từ cc “giải pháp”
của ngày hôm qua

Có một nhà buôn thảm thấy tấm thảm đẹp nhất của mình bị phồng lên

một vết lớn[2]. Ông ta dậm lên chỗ phồng để đè nó xẹp xuống. Chỗ phồng
lại chuyển sang bên cạnh. Ông ta lại nhảy đè lên chỗ phồng mới, làm nó
xẹp xuống một lúc - nhưng chẳng lâu sau nó lại xuất hiện ở một chỗ mới.
Hết lần này đến lần khác, ông ta bực tức chà xát và đè lên tấm thảm mà vẫn
không có kết quả, cuối cùng ông ta nhấc một góc tấm thảm lên và thấy một
con rắn đang giận dữ trườn ra ngoài.

[1]. Những quy luật này được rút ra từ kết quả nghiên cứu của nhiều

tác giả trong lĩnh vực nghiên cứu về các hệ thống: Garrett Hardin, Nature
and Man’s Fate (Tự nhiên và số phận con người) (NXB New American
Library, New York) năm 1961; Jay Forrester, Urban Dynamics (Động lực
thành thị), chương 6 (NXB MIT, Cambridge, Mass) năm 1969; Jay
Forrester, “The Counterintuitive Behavior of Social Systems” (Hành vi
phản trực giác của các hệ thống xã hội), Tạp chí Technology Review (tháng
một 1971, trang 52-68); Donella H. Meadows “Whole Earth Models and
Systems” (Các Hệ thống và Mô hình trái đất toàn diện), Tạp chí Co-
Evolution Quarterly (Mùa hè 1982), trang 98-108; Draper Kauffman, Jr.,
Systems I: An Introduction to Systems Thinking (Hệ thống I: Giới thiệu về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.