NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 200

của con tim... khát vọng chân thành để phục vụ thế giới”. Ông dạy nhân
viên của Kyocera nên nhìn vào bên trong khi họ liên tục nỗ lực để đạt đến
“sự hoàn hảo”, được định hướng bởi câu khẩu hiệu của doanh nghiệp “Hãy
tôn trọng thiên đường và yêu mến con người” (Respect Heaven and Love
People). Đến lượt mình, ông tin rằng nhiệm vụ của mình trong vai trò một
nhà quản lý bắt đầu bằng việc “tạo ra cả quyền lợi vật chất lẫn phúc lợi tinh
thần cho các nhân viên của mình”.

Cách xa nửa vòng thế giới và trong một ngành khác, nhà sáng lập của

một công ty đã có những thành công trong dài hạn, Bill O’Brien, nguyên
chủ tịch của công ty Hanover Insurance, mong muốn có:

... các mô hình tổ chức đồng dạng hơn với bản chất loài người. Những

tổ chức theo tôn ti cấp bậc truyền thống của chúng ta không được thiết kế
để đáp ứng cho con người những nhu cầu cao hơn: sự tôn trọng và sự tự thể
hiện bản thân[2]. Những hỗn loạn trong quản lý sẽ còn tiếp diễn cho đến
khi nào các tổ chức bắt đầu hướng đến việc giải quyết các nhu cầu đó cho
tất cả nhân viên.

[2]. Ở đây muốn nói tới 2 tầng cao nhất trong Tháp nhu cầu của

Maslow, đó là nhu cầu về self-respect (nhu cầu được tôn trọng, quý mến)
và self-actualization (nhu cầu tự thể hiện bản thân) - ND.

Cũng như Inamori, O’Brien cho rằng các nhà quản lý phải tái xác định

lại nhiệm vụ công việc của họ. Họ phải từ bỏ “tín điều cũ về kế hoạch, tổ
chức và kiểm soát” và thừa nhận “trách nhiệm gần như thiêng liêng của họ
với cuộc sống của rất nhiều người”. Nhiệm vụ cơ bản của nhà quản lý, theo
O’Brien, là “tạo ra những điều kiện cho phép con người đi đến những cuộc
sống có ý nghĩa nhất mà họ có thể đạt được”.

Mặc dù những cảm nghĩ đó có vẻ quá tình cảm để xây dựng một

doanh nghiệp, họ vẫn thành công. Kyocera đã phát triển từ điểm khởi đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.