cùng ngừng hẳn, thậm chí tự đảo chiều và bắt đầu một sự sụp đổ ngày càng
nhanh.
Giai đoạn tăng trưởng được gây nên bởi một hay vài tiến trình phản
hồi tăng cường. Sự chậm lại phát sinh do một tiến trình cân bằng với vai trò
như một “hạn chế” được áp dụng. Sự hạn chế có thể là một sự kiềm chế
nguồn lực, hay một phản ứng từ bên trong hoặc bên ngoài với sự tăng
trưởng. Sự suy sụp ngày càng nhanh (khi xảy ra) phát sinh từ tiến trình tăng
cường theo chiều ngược lại, tạo nên ngày càng nhiều sự co rút lại.
Triệu chứng cảnh báo sớm: “Tại sao chúng ta phải lo lắng về những
vấn đề mình không có? Chúng ta đang tăng trưởng cực mạnh”. (Sau đó
“hắc chắn là có vài vấn đề, nhưng tất cả những gì chúng ta cần làm là trở về
phương pháp đã có hiệu quả trước đây”. Sau nữa “Chúng ta càng cố gắng
tìm lối thoát, thì càng bị vướng ở chỗ cũ”).
Nguyên tắc quản lý: Đừng thúc đẩy tiến trình tăng cường (của sự
tăng trưởng), từ bỏ (hay giảm bớt) nguồn gốc hạn chế.
Câu chuyện kinh doanh: Một công ty xây dựng một chương trình
hành động cương quyết để hỗ trợ những công nhân thiểu số có khả năng và
đã triển khai thành công ở các đơn vị trong toàn công ty. Nhưng cuối cùng
sự đề kháng xuất hiện: những công nhân mới bị nhìn nhận như không
“xứng đáng” với vị trí công việc của mình so với những người có khả năng
khác. Càng bị ép buộc, càng đơn vị càng từ chối nhận công nhân mới.
Ví dụ khác: Học tập một kỹ năng mới, ví dụ như chơi tennis, bạn tiến
bộ nhanh chóng khi đã có kỹ thuật và lòng tin, nhưng sau đó bạn bắt đầu
gặp phải những hạn chế trong khả năng tự nhiên của mình mà chỉ có thể
vượt qua bằng cách học những kỹ thuật mới có vẻ “không tự nhiên thoải
mái” lúc đầu.