NGUYỄN TRÃI - Trang 8

Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn
Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp vị
thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến
lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách.
Trong bài tựa Ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình Ngô sách "hiến
mưu chước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc
đánh vào lòng người".
Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng
chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi
gần bên mì́nh để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.
Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm). Tại đây,
ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan.
Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai
nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.
Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân th́ mới đánh
được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đă thắng lợi, ông cũng thấy
rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn
được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đă viết: "Chí
những muốn, việc cố nhân ĩa muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều
thiên hạ phải lo".
Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho
vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân:
- Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho
trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là
giữ được cái gốc của nhạc.
Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ",
Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính.
Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc
thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo
Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách
là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trăi).
Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.