- Đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân: Trở về với nông
thôn, ông yên lòng và tự hào: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội,
cá trong ao". Cấy cày là niềm vui: "Một cày một cuốc thú nhà quề, Áng
chúc lan chen vãi đậu kê". Người dân bùn lấm đáng được biết ơn: "Ăn lộc
đền ơn kẻ cấy cày". Cuộc sống giản dị, nghèo mà thanh: "Bữa ăn dầu có
dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là", "Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô
quen cật vận xềnh xoàng", xa lánh chốn lợi danh nham hiểm: "Co qoe thay
bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái hòe". Ông ca ngợi chi tiết của tùng,
trúc, mai, ba cây không chịu khuất phục trước giá lạnh mùa đông và ông
luôn giữ một tấm lòng trong sạch, một tấm "lòng thơm".
Lòng thơm ấy là lòng yêu nước thương dân. Có khi ông gọi đó là "lòng
trung hiếu", "lòng ưu ái". Nó suốt đời sôi nổi: "Bui có một lòng trung liễn
hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen", "Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". Nó dựa trên lý tưởng nhân nghĩa.
Nhân nghĩa là một tư tưởng cao qúy xuyên thấm cuộc đời và thơ văn ông.
Đối với ông, nhân nghĩa là "yên dân", "trừ bạo" hay "Trừ độc, trừ tham, trừ
bạo ngược". Được như vậy mới thực sự "Có nhân, có trí, có anh hùng".
Nhân trí, anh hùng ấy thuộc lòng yêu nước cao cả của ông, yêu nước bằng
tư tưởng, tình cảm, bằng hành động cứu nước lo dân tuyệt vời. Nói cụ thể
như : "cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm,
diệt bạo tàn, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân". Đất nước bị ngoại
xâm, nó hiện thành lòng lòng căm thù giặc cao độ và ý chí kiên trì, gang
thép tiêu diệt quân thù: "Căm giặc nước thề không cùng sống", "Nếm mật
nằm gai, há phải một sớm hai tối, Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét
đã tinh". Quân giặc quét sạch rồi, nó là khát khao xây dựng một đất nước
hưng thịnh, nhân dân đời đời ấm no hạnh phúc: "Xã tắc từ đây bền vững,
Giang sơn từ đây đổi mới...., Muôn thởu nền thái bình vững chắc".