Tộ giải thích về thuyết Tam phụ rất minh bạch và hấp dẫn, trước khi sáng
tác điều trần Ngôi vua là quý, chức quan là trọng
cách một thường dân tha thiết tới vận mệnh dân tộc, Nguyễn Trường Tộ đã
đệ đạt lên triều đình Tự Đức những bài học lịch sử và thời sự quốc tế nhằm
canh tân xứ sở và cứu nguy dân tộc.
Nhân dịp kỷ niệm này, tôi đã mạo muội viết một số bài trên tuần báo
Công giáo và Dân Tộc ngõ hầu giới thiệu Nguyễn Trường Tộ như một tấm
gương ái quốc chói sáng cho tín hữu chúng tôi. Từ xưa đến nay đã có nhiều
học giả hay tác giả viết về Nguyễn Trường Tộ. Tôi đã học hỏi được nhiều,
song tôi không thể trích dẫn hết các điều trần và những nhận xét sâu sắc
của quý vị. Tôi chỉ dám lựa chọn một góc nhỏ: Nguyễn Trường Tộ với triều
đình Tự Đức (1861-1871) và đặc biệt sử dụng tư liệu tổng hợp về Nguyễn
Trường Tộ của Trương Bá Cần
cùng bộ chính sử Đại Nam thực lục chính
biên
Chúng ta đều biết khoảng giữa thế kỷ XIX, sau khi thôn tính được
nhiều thuộc địa trên thế giới, đế quốc Pháp khởi công xâm chiếm nước ta
và các tiểu quốc thuộc quyền bảo hộ Việt Nam ở Đông Dương, với lý do
Việt Nam không tôn trọng tự do tôn giáo! Ngày 19.6.1988, Tòa thánh
phong hiển thánh cho 117 tín hữu, mà dưới ba triều Minh Mạng - Thiệu Trị
- Tự Đức có tới 111 vị (58+3+50) tuẫn tử trong thời gian từ 1833 đến 1862.
Đó là những năm Pháp đem tàu chiến và quân lực đến uy hiếp và đánh phá
Việt Nam. Tín hữu hy sinh thực sự vì trung thành với đức tin, nhưng chính
quyền cấm đạo và tàn sát tín hữu có lẽ vì lý do chính trị hơn tín ngưỡng.
Tôi đã cố giải thích khúc mắc này qua tập sách nhỏ Tiểu sử Cha Khâm -
Đặng Đức Tuấn
Dẫu chỉ lựa chọn nghiên cứu vấn đề ở một góc hẹp và đa phần là trích
dẫn các tư liệu chính xác, nhưng chúng tôi vẫn thành thực xin quý độc giả
nhắc nhở cho biết những gì còn sai nhầm hay thiếu sót. Xin trân trọng cám
ơn.
Cuối thu năm 2012
Nguyễn Đình Đầu