2. Ngày tháng năm sinh: ngày 21 tháng Tư năm Taisei thứ 11
.
Wakatsuki nhẩm tính, nếu còn sống thì chưa đầy hai tuần nữa, người này
sẽ bước sang tuổi 74.
3. Địa chỉ: quận Kuse, thành phố Joyo, Kyoto.
...
11. Dạng tử vong: Chết do chấn thương bên ngoài (tự sát).
Đến đây, mọi chi tiết vẫn ổn. Suốt một năm qua, việc xem các biên bản
xác nhận tử vong hàng ngày khiến anh mơ hồ thấy được người dân của đất
nước này đang chết bởi những lý do như thế nào.
Nhiều nhất vẫn là tại những khối u ác tính (ung thư chẳng hạn), tiếp theo
có thể kể đến tai biến mạch máu não, bệnh tim hoặc gan.
Tự sát thực ra cũng chỉ là một trong những nguyên nhân hết sức bình
thường. Tổng số người tự sát hàng năm của Nhật từ năm 1975 đến nay
không mấy thay đổi, dao động từ khoảng 22.000 đến 25.000 người. Con số
này cao gấp bội so với số người chết vì tai nạn giao thông.
Phân hồ sơ mà Wakatsuki thẩm định chỉ là của Bảo hiểm Nhân thọ
Showa chi nhánh Kyoto, song hầu như tuần nào cũng xuất hiện một hai vụ.
Đặc biệt, số vụ tự sát của người cao tuổi cũng tăng lên.
Trong khi đó, các vụ giết người họa hoằn lắm mới xảy ra, ít nhất là ở
Kyoto. Tính riêng hồ sơ của Showa thì mỗi năm cùng lắm chỉ có một vụ.
Mặc dù người ta nói nền trị an Nhật Bản đang đột ngột xấu đi, nhưng số
liệu này đã chứng minh rằng Nhật Bản vẫn còn an toàn chán so với những
nước khác.
Nguyên nhân tử vong ở mục số 12 là “Treo cổ phi định hình”. Đọc đến
phần ghi chép ở mục số 13, phần bổ sung cho thông tin “Chết do chấn
thương bên ngoài”, cây bút chì xanh trên tay Wakatsuki bỗng khựng lại.
“Cột dây vào tay nắm tủ quần áo cao 70 centimet, treo cổ chết.”
Chiều cao của cụ già quá cố được cố tình ghi thêm vào dù trong biên bản
không có ô ghi vóc dáng. 1m45. Có thể treo cổ lên nơi có độ cao chưa bằng
một nửa chiều cao cơ thể ư?