Tiên đoán được lãnh đạo của mình cần gì hay muốn gì là rất
tốt. Nhưng tốt hơn hết là trực tiếp đến gặp và hỏi họ. Nếu bạn
làm tốt việc của mình, cấp trên sẽ càng sẵn lòng nói cho bạn biết
bạn có thể giúp họ làm gì.
Với nhiều năm làm tư vấn kiêm diễn giả, tôi phát hiện ra hai
nghề này có hai cách tiếp cận mọi người khác nhau. Một là nhà tư
vấn bước vào một tổ chức và nói: “Đây là những điều tôi biết, anh
hãy ngồi xuống và lắng nghe.” Trong khi đó, một diễn giả sẽ nói:
“Chúng ta cần biết điều gì? Hãy cùng nhau tìm ra điều đó.” Các
diễn giả thường tới buổi hẹn với ý nghĩ rằng đó là lúc họ trở nên nổi
bật và nhanh chóng cho bạn biết bạn có thể làm gì để giúp họ. Với
họ, đó là khoảng thời gian để gia tăng giá trị cho người lãnh đạo đã
mời họ.
Khi tôi dần trưởng thành và từng trải hơn, tôi cố gắng giống
những người trong nhóm thứ hai. Giống nhiều lãnh đạo khi mới
vào nghề, ban đầu tôi tập trung vào bản thân. Nhưng cuối cùng,
tôi nhận ra rằng khi được mời nói chuyện, tôi ở đó là để phục vụ
những lãnh đạo đã mời tôi. Tôi muốn gia tăng giá trị cho họ, nâng
gánh nặng của họ nếu có thể. Để làm được như vậy, tôi hỏi họ ba
điều:
“Tôi có thể nói điều bạn vừa nói trước đó để cho bạn một tiếng
nói khác không?”
“Tôi có thể nói điều bạn muốn nói nhưng không thể, để cho bạn
một tiếng nói cần thiết không?”
“Tôi có thể nói điều bạn chưa từng nói để cho bạn tiếng nói lần
đầu tiên không?”
Hầu hết các lãnh đạo giỏi đều nói “Có” với mỗi câu hỏi tôi đưa
ra. Họ luôn nghĩ vượt lên trước, nghĩ về nơi sẽ đưa tổ chức đến và