nhiên, Bùi Giáng cố gắng giữ "chuẩn mực", không bao giờ đi quá đà. Một
đôi khi ngẫu hứng quá thì ông cũng chỉ viết như thế này: "Chiêm bao anh
thấy Hoàng hậu Nam Phương dắt tay Marilyn Kim Cương nương tử tới gõ
cửa xin vào thăm viếng anh thì anh bảo rằng anh đang bận viết lá thư cho
em nên không thể nào đón tiếp Hoàng hậu được thì cảm phiền Hoàng hậu
hãy lui gót chờ qua ngày mai anh sẽ ân cần chiếu cố".
Bùi Giáng cũng có sáng tác một đôi bài thơ về Nam Phương. Trong bài
Chiêm bao Nam Phương Hoàng hậu, dù là một bài thơ thuộc vào thể "điên
loạn", nhưng ông vẫn đủ "tỉnh táo" để ngòi bút không chệch qua chỗ thiếu
đứng đắn:
"Kê bô tí xí đêm đà
Ki ba ri xí i à xán da
Xã dan xoàng xĩnh giang hà
Ồ mô pha cố cồ ri xa ì
Tử tì mỉm tí tì ti
Miệng vàng hợp nhất nhu mì nhị biên
Ra sông ngồi ngó diện tiền
Ngần sương sái diện uy quyền nữ vương".
Bên cạnh Hoàng hậu Nam Phương, ni cô Trí Hải xuất hiện trong các trang
sách Bùi Giáng một cách khá dày. Bà là một người có trình độ uyên thâm,
tác giả của một số đầu sách. Có lúc Bùi Giáng gọi bà là Trí Hải ni cô, có
lúc gọi là mẫu thân Phùng Khánh. Bùi Giáng làm rất nhiều bài thơ về bà.
Có thể kể tên một số bài như Mẹ Phùng Khánh, Kính tặng Phùng mẫu thân,
Mẹ Phùng Thăng Khánh, Phùng Khánh Mẫu Thân...
Rất nhiều người thắc mắc vì sao Bùi Giáng gọi người này là mẹ, là mẫu
thân. Bùi Giáng cũng từng "giải thích" chuyện đó trong Thi ca tư tưởng
như sau: "Phùng Khánh vốn là bà mẹ Việt Nam. Tôi lại là con dân Việt
Nam. Vậy thì tất nhiên Phùng Khánh là mẹ của tôi vậy. Nếu tôi không nhận
Phùng Khánh là mẹ, thì chẳng ra tôi là người Lào? Hoặc là người Cao
Miên? Hoặc con dân Âu Mỹ ư ? Huống nữa là: Phùng Khánh là bà mẹ loài
người. Vậy Phùng Khánh là mẹ của tôi. Nếu tôi không phải là con của
Phùng Khánh, thì chẳng ra tôi chẳng phải con người? Chẳng ra tôi là con