em trong giới phê bình dân, báo được nhiều độc giả ủng hộ. Bà lại qui tụ
được nhiều bạn học cũ cộng tác. Người ở xa thì gởi bài về, những người ở
quanh vùng Sài Gòn, Gia Định thì đến làm việc luôn tại tòa soạn. Những
cây viết ấy phần đông tên tuổi còn xa lạ với độc giả, và cũng mới chân ướt
chân ráo bước vào làng báo như bà. Nhưng về sau, sau năm 1952 bà ở
Quảng Ngãi về lại Sài Gòn, thì bút danh Tùng Long của bà đã được “cầu
chứng” trong làng văn làng báo; như Nguyễn Trọng Trí đã nổi danh là nhà
thơ Hàn Mặc Tử đang dưỡng bệnh ở Qui Hòa; Nguyễn Đức Nhuận cũng là
nhà thơ đã được ghi tên trong quyển Thi Nhân Hiện Đại của Hoài Thanh,
Hoài Chân (Nguyễn Đức Nhuận này không phải Bút Trà Nguyễn Đức
Nhuận, anh chồng Bà Tùng Long); và một người là Nam Quốc Cang, đã trở
thành người hùng, hy sinh trong cuộc biểu tình chống Pháp của phong trào
Trần Văn Ơn.
Nhắc đến nhà báo Nam Quốc Cang, bà nhớ kỷ niệm khi Nam Quốc Cang
giữ mục Chuyện Hằng Tuần trên tờ tuần báo Tân Thời, nhà báo này viết;
“Người Việt Nam chúng tôi chỉ có bốn quyền Tư do, đó là Tự do cờ bạc,
Tự do rượu chè, Tự do hút sách và Tự do đĩ điếm”.
Thế là trong một buổi họp báo tại dinh Thống đốc Nam Kỳ (Thống đốc bấy
giờ là ông Khrautemer), họ cho đọc bài ấy giữa cuộc họp báo, bấy giờ gồm
có các ông Nguyễn Phan Long chủ nhiệm báo Việt Nam, Nguyễn Văn Sâm
chủ nhiệm báo Đuốc Nhà Nam, Bút Trà chủ nhiệm báo Sài Thành, và bà
Thụy An, vợ của Băng Dương, chủ nhiệm báo Đàn Bà. Vì tác giả Nam
Quốc Cang vắng mặt, nên Bà Tùng Long đã lãnh đủ những lời chỉ trích ác
liệt, nào là tác giả có tư tưởng đen tối, công kích chính phủ Pháp… Và Viên
Thống đốc không quên kèm theo lời đe dọa, làm mọi người đều quay lại
mỉm cười nhìn bà – chẳng biết mỉa mai hay thương hại – chắc họ nghĩ là bà
mới bước vào làng báo, chưa biết sự lợi hại và nguy hiểm của lưỡi kéo
kiểm duyệt!
Sau đó, người chủ cho thuê bảng hiệu báo, thấy báo bán chạy liền tìm cách
lấy báo lại, mặc dù chưa hết giao kèo. Bấy giờ (1936) bà đang ốm nghén,
và trong giao kèo thuê báo còn lỏng lẻo, lại nữa chủ báo cũng là người bên
nhà chồng, nên bà bỏ luôn tờ báo, về nhà cụ thân sinh (đang ở Sài Gòn) để