NHÀ VĂN BÀ TÙNG LONG - Trang 8

1949), bà cũng đào tạo nhiều người được đưa vào trường Trung học Bình
dân (Chợ Chùa – Quảng Ngãi), giúp anh chị em cán bộ trước kia thiếu điều
kiện cắp sách đến trường, nay có thể tự học để nâng lên trình độ Trung học.
Sau đó, Ty Giáo dục địa phương thấy bà dạy có hiệu quả, mời làm Liên
hiệu trưởng coi thêm các trường học quanh vùng Nghĩa Kỳ.
Đến năm 1952, vì tình trạng khó khăn chung trong vùng kháng chiến, gia
đình bà thiếu ăn, các con và đói chỉ vì lương tháng dạy học của bà vừa mua
đủ hai mươi ngày gạo, cho dù bà lãnh thêu cờ, khăn, bao gối để kiếm thêm
cũng không đủ tiền nuôi con. Giới chức địa phương thông cảm hoàn cảnh
bà, chấp thuận cho bà dẫn con về vùng tạm chiến. Khi đó con trai út của bà,
nay là nhà văn Nguyễn Đông Thức mới tám tháng tuổi. Bấy giờ bà vào Sài
Gòn với các con, ông Hồng Tiêu ở lại.
Vào Sài Gòn, Bà Tùng Long vừa dạy học vừa viết báo để nuôi con. Bà
nhận dạy Pháp văn cho các trường trung học Tân Thịnh, Đạt Đức, Les
Lauriers… đồng thời viết truyện dài từng ngày (feuilleton) cho các nhật báo
xuất bản ở Sài Gòn. Sau 1954, bà viết thêm cho các báo Đồng Nai, Tiếng
Vang, Tiếng Chuông, và các tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, Phụ Nữ Diễn
Đàn, Phụ Nữ Mới, Phụ Nữ Ngày Mai, Duy Tân, Đông Phương… Và bà
chuyên trách mục Gỡ Rối Tơ Lòng trên báo Sàigòn Mới, và mục Tâm Tình
Cởi Mở cho báo Tiếng Vang. Đặc biệt hai mục này bà có rất nhiều độc giả,
nhất là độc giả trẻ rất ái mộ.
Thời ấy, những truyện dài của bà vừa kết thúc trên báo đã có nhà xuất bản
thương lượng mua bản quyền để in sách. Từ năm 1956 đến 1958, bà đã cho
xuất bản trên hai mươi đầu sách, rồi từ 1963 đến 1972 bà tiếp tục cho xuất
bản trên hai mươi đầu sách nữa. Những đầu sách chúng tôi tra cứu được in
kèm dưới đây vẫn còn thiếu. Vì sau 1975 sách báo thất lạc rất nhiều. Mấy
năm gần đây bà cũng có cho tái bản mấy cuốn: Đời Con Gái, Hứa Hẹn,
Tỉnh Giấc Tình Si, Tìm Về Bến Thương, Mười Hai Bến Nước… nhưng bà
không được hài lòng vì nhà xuất bản in giấy xấu quá, thiếu thẩm mỹ.
Bà Tùng Long gác bút từ năm 1972, như bà đã trả lời cuộc phỏng vấn của
ký giả Trần Quân báo TIME năm 1961: “Tôi viết văn để nuôi con. Khi nào
các con tôi đứa lớn trưởng thành dìu dắt được đàn em nó, bấy giờ tôi sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.