NHÀ VĂN BÀ TÙNG LONG - Trang 7

nghỉ ngơi chuẩn bị sinh con. Bà sinh con gái đầu lòng xong, sau đó vẫn đi
dạy trường Tôn Thọ Tường và chỉ còn viết cho trang Phụ Nữ của nhật báo
Sài Thành. Rồi năm 1949, Sài Gòn bị máy bay phe Đồng Minh thả bom,
thân sinh của bà đổi xuống Sở Douanes tỉnh Trà Vinh; ông bà Bút Trà về
Tân An tránh bom. Bà cũng bế con theo chồng về quê Quảng Ngãi.
Đúng ra, nguyên quán anh em ông Hồng Tiêu ở tỉnh Quảng Nam, nhưng cụ
nội xưa kia làm quan ở Bình Thuận. Khi đau nặng, gia nhân đưa về ngang
Quảng Ngãi thì mãn phần tại đây. Cụ bà (là cô của tiến sĩ Phạm Liệu, một
trong Ngũ Phụng Tề Phi xứ Quảng) là mẹ của thân sinh anh em ông Bút
Trà – Hồng Tiêu sau này, ở lại nơi chôn ông cụ để cư tang đái hiếu. Và rồi
nơi đây trở thành quê hương thứ hai của tộc họ Nguyễn Đức…
Khi về Quảng Ngãi, tỉnh lỵ cũng bị bom quân đồng minh, vợ chồng bà lại
chạy lên vùng Mỹ Thắng, Nghĩa Kỳ, nơi có thắng cảnh Thạch Bích Tà
Dương, mỗi chiều về nắng chiếu vào vách núi tạo nên một vẻ đẹp kỳ ảo, là
một trong những thắng tích của tỉnh Quảng Ngãi. Vì ở gần núi nên đêm về
gió lùa lạnh thấu xương.
Rồi Cách Mạng tháng 8 bùng lên, bà kẹt luôn ở đấy. Bà xin mở trường Tiểu
học lấy tên là Tân Dân, dạy những người lớn tuổi thất học, ban ngày làm
việc đồng áng, tối về lớp học. Trong số đó có cán bộ hành chánh, đoàn thể
đến học thêm ngoài giờ làm việc. Bà giúp một số anh chị em thi vào trường
Trung học Bình dân Chợ Chùa tỉnh Quảng Ngãi.
Sau này, có vài người học trò cũ ở trường Tân Dân thuở ấy, đã là cán bộ
cao cấp, nhân dịp vào Sài Gòn, đã tìm đến thăm bà. Gặp số học trò cũ, gợi
bà nhớ lại những kỷ niệm thời chín năm kháng chiến chống Pháp…
Bấy giờ là thời điểm UBHC tỉnh Quảng Ngãi chủ trương tiêu thổ kháng
chiến, lớp học ban ngày còn nhờ ánh sáng mặt trời, đến lớp đêm dạy anh
chị em cán bộ, phải đốt đèn dầu mù u, mỗi lần lên lớp là phải có hai người
học trò cầm đèn mù u đứng hai bên cho bà giảng bài. Bà không có sách để
dạy môn Toán (Arithmétique) và Hình học (Géométrie), nên phải tự soạn
chương trình và soạn những bài giảng Việt văn theo trí nhớ để dạy học (sau
này gọi là giáo án).
Dạy học trong hoàn cảnh thiếu thốn như vậy được bốn năm (từ 1945 đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.