phẩm sau này bị đánh giá là lãng mạn tiêu cực. Thực chất, đây là thời kỳ
ông tìm cách thoát khỏi sự chú ý của thực dân Pháp, tích cực hoạt động
cách mạng.
Nghề viết là nhu cầu tự thân của nhà văn. Những dòng viết mang tư tưởng
và phẩm cách của nhà văn. Ngày 8 giờ, ông dạy học ở trường, về nhà chấm
bài cho học sinh. Ông đứng mũi chịu sào cả một gia đình lớn, triền miên bị
đế quốc rình rập, truy đuổi. Người Cha, người Anh phải thực mắt chứng
kiến số phận của các con, các em mình, tiếp nối tiếp đi trong bão lốc, bản
thân cũng trong bão lốc, trong nghèo nàn và cả... nợ nần. Bình tâm và quả
cảm xiết bao trong niềm tin ở lý tưởng, nhà văn mới tự tách được mình để
"sống" số phận các nhân vật tiểu thuyết mà mình theo đuổi, gắn bó, mà
mình tự ý thức trách nhiệm phải tố cáo để bênh vực.
Tình cờ năm 2001, tôi thấy những dòng viết đánh giá đời văn của Nguyễn
Công Hoan trong giai đoạn này (1939-1945):
"Nguyễn Công Hoan đang như diều gặp gió thì việc Bước đường cùng bị
cấm và Cái thủ lợn không được in làm cho ông chán nản sáng tác" (Nguyễn
Công Hoan - Tác giả và tác phẩm - tr27). Có lẽ nên dùng từ chính xác hơn.
Cái thủ lợn bị kiểm duyệt cấm, khác nghĩa hoàn toàn với không được in.
Chán ngán không thể đồng nghĩa với chán nản.
Khi Như Phong viết: "Nguyễn Công Hoan bắt đầu tự khẳng định được
mình một cách mạnh mẽ và vững chắc vào khoảng những năm 1929-1931.
Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho mình một con đường đi, một con đường
tích cực tiến bộ nhất so với tình hình văn học công khai nước ta hồi ấy".
Vậy đâu phải nhờ "gió" mà "diều" lên!
"... Vô hình chung ông đã tuyên truyền không công cho phong kiến phụ họa
với thực dân..." (tr,87 - Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - 1979).
Do Nguyễn Công Hoan còn thiếu nhận thức về mặt lý luận và phương pháp
sáng tác của bản thân nên đến thời kỳ đen tối của những năm 40, ông dễ bị
phân hóa theo khuynh hướng xấu (lãng mạn, tiêu cực) rồi bế tắc, lúng túng"
(tr,91 - Cùng sách).
"Ðầu thời kỳ Mặt trận dân chủ, Nguyễn Công Hoan có chịu ảnh hưởng của
Ðảng... nhưng ông vẫn để lộ những nhược điểm vẫn có... ông vẫn đứng trên