Bà An Nhân liền dắt Lý Thị ra, mẹ con cùng quỳ trước hương án vái lạy
tổ tông, rồi sai Nhạc Phi quỳ xuống và bảo Lý Thị mài mực. Bà trịnh trọng
nói:
- Nay me thấy con chẳng nhận lễ vật của quân phản tặc, cam chịu cảnh
thanh bần, chẳng ham trọc phú, ấy là một điều hay, mẹ mừng rỡ vô cùng.
Song mẹ e lúc mẹ qua đời lại có quân bất chính nó đến dụ dỗ con, nếu như
con thất chí nghe lời chúng làm điều bất trung, bất hiếu, thì có phải đem cái
danh tiết nửa đời làm hư trong một lúc chăng? Vì vậy nay mẹ kính cáo với
trời đất tổ tông, để thích trên lưng con bốn chữ “Tận trung báo quốc”, là ý
muốn cho con được nên bậc trung thần. Khi mẹ có thác đi rồi mọi người
nức tiếng khen bà An Nhân này khéo dạy con mới nên danh tận trung báo
quốc, như vậy có phải là danh thơm muôn thưở mà mẹ đây cũng được
ngậm cười nên chín suối không?
Nhạc Phi nói:
- Thánh nhân có nói: Mình vóc tóc da là của cha mẹ, chẳng nên hủy hoại
là điều hiếu trước tiên. Nay mẹ dạy con thì con ghi nhớ, chẳng phải thích
chữ làm gì.
Bà An Nhân nói:
- Chớ nên nói bậy. Nếu như ngày sau có có làm điều phi pháp, bị quan
bắt khảo tra thì con có nói được với quan là mình vóc của con là của cha
mẹ, không nên hủy hoại không?
Nhạc Phi nói:
- Mẹ nói rất chí lý, vậy mẹ hãy thích chữ đi.
Dứt lời, Nhạc Phi cởi áo ra, bà An Nhân lấy bút viết vào lưng con bốn
chữ “Tận trung báo quốc” rồi lấy kim xâm vào. Cuối cùng lấy mực hòa
giấm thoa lên để cho bốn chữ ấy không bao giờ phai mời,