Ba quân đóng binh ở ngoại thành còn Nhạc Nguyên soái cùng chư tướng
đến ngọ môn hầu chỉ.
Cao Tông truyền lệnh cho vào, Nhạc Nguyên soái bước vào triều bái
tung hô theo nghi lễ chúa tôi thường lệ. Cao Tông tỏ lời an ủi rồi truyền
bày yến tiệc thết đãi Nhạc Nguyên soái và chư tướng, cùng khao thưởng ba
quân.
Cách vài hôm sau lại thấy Tiết Đạt sứ Lâm An là Miêu Phó và Tổng binh
Lưu Chánh Ngạn sai quan đem biểu về trào tâu:
- Việc tu chỉnh cung điện tại Lâm An nay đã hoàn thành, xin thánh
thượng dời đô cho sớm.
Cao Tông y theo lời, vội hạ chỉ sắm sửa xe giá chọn ngày dời đô.
Văn võ bá quan trong triều có kẻ thì bảo Kim Lăng lâu đài hư sập, thành
quách trống không, dời đô là phải, có người lại bảo Kim Lăng là chỗ sáu
Triều đều đóng đô, có sông Trường Giang hiếm trở, đánh được giữ được,
dễ bề khôi phục. Kẻ nói ra, người nói vào bàn luận xôn xao, không quyết
định được. Lý Can bước ra tâu:
- Từ xưa đến nay, các vị vua trung hưng đều dấy binh nơi đất Bắc, nay
đóng đô tại Kiến Khương tuy là trung kế, song cũng dễ bề triệu tập bấn
phương lo khôi phục được, chứ dời đô qua Lâm An bất quá là sợ giặc trấn
tránh mà thôi, quả thật là hạ kế, xin thánh thượng chớ nghe lời, làm náo
động lòng dân, có hại về sau.
Cao Tông nói:
- Lão khanh nhận xét như thế không đúng. Vả chăng Kim Lăng đã bị
Ngột Truật phá hoại, lòng dân ly tán, nay chỉ còn cái thành trống không,
khó mà giữ lâu được chứ như Lâm An phía Nam thông với Mãn Quảng,
phía Bắc gần với Giang Hoài, dân nhờ hoa lợi, mắm cá rất nhiều. Mà dân