NHẠN - Trang 4

Lời người dịch

Văn học thời Minh Trị ghi dấu ấn của hai tác gia lớn là Natsume Soseki

(Hạ Mục, Thấu Thạch)

夏 目 漱 石 (1867-1916) và Mori Ogai (Sâm, Âu

Ngoại)

森鴎外 (1862-1922). Là thế hệ nhà văn tiếp xúc với tri thức và văn

minh phương Tây (Natsume đi du học Anh, Mori Ogai đi du học Ðức), cả
hai người đều có những đóng góp quan trọng trong việc cách tân văn học
Nhật Bản cận đại. Trong khi Natsume được dịch và giới thiệu với độc giả
Việt hầu hết những tác phẩm quan trọng thì Mori Ogai chưa có được cái
may mắn ấy. Khác với tác giả của “Nỗi lòng”

心 và “Từ đó về sau” それか

ら hầu như chỉ chuyên tâm sáng tác, Mori Ogai ngoài văn chương dịch thuật
còn tham gia quân ngũ. Chính Mori Ogai là người khởi xướng tạp chí văn
học “Phên giậu” Shigarami soshi

し が ら み 草 紙 và đã dịch tác phẩm

“Faust” lừng danh của Goethe ra Nhật ngữ. Ngoài sự nghiệp dịch thuật và
binh nghiệp lẫy lừng (làm đến chức Tổng trưởng Quân y Lục quân), văn
nghiệp Mori Ogai cũng rất phong phú và trải qua nhiều biến chuyển gắn liền
với lịch sử văn học Nhật Bản hiện đại. Vì thế chúng tôi chọn dịch một tác
phẩm tiêu biểu của Mori Ogai, tiểu thuyết “Nhạn”

雁 .

Quyển tiểu thuyết này gồm 24 chương ngắn không có nhan đề được cấu

trúc theo như chính lời tác giả ở chương 24: “Một nửa câu chuyện này là
những chuyện xảy ra khi tôi với Okada còn chơi với nhau thân thiết, một
nửa còn lại là nghe Otama mà tôi quen sau này kể lại sau khi Okada đã ra đi.
Cũng giống như hai mảnh trái phải của một bức tranh dưới kính thực thể
cùng phản chiếu một ảnh tượng, câu chuyện này là ghép và tương chiếu
những điều tôi thấy trước đó và những điều nghe kể sau này”. Tuy vậy, theo
nhà nghiên cứu Takemori Tenyu

[1]

ở phần giải thích tác phẩm cho rằng, “Câu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.