chuyện được tái cấu thành từ “hai mảnh trái phải của một bức tranh”, tức là
“những điều thấy trước đó và những điều nghe kể sau này”.
Tính chất của sự tái cấu thành này không chỉ trong quyển “Nhạn” mà còn
là điểm cần phải chú ý xuyên qua chỗ thâm sâu của văn nghiệp Ogai”
Takemori Tenyu cũng cho rằng vấn đề tái cấu thành này có bao hàm yếu
tố phức tạp. Khi phân tích cụ thể tác phẩm ta có thể nhận ra 27 tình tiết.
Chẳng hạn từ chương 1 đến chương 3 ta thấy có 5 tình tiết như sau:
1. “Tôi” dọn về khu nhà trọ Kamijo. Thời điểm là năm “Minh Trị thứ
13”. (Chương 1)
2. Okada, sinh viên trường y, dọn đến trọ sát phòng của nhân vật “tôi”.
(Chương 1)
3. “Tôi” do mua quyển truyện “Kim Bình Mai” ở nhà sách cũ mà quen
thân với Okada. (Chương 1)
4. Căn nhà phòng nhì nơi con dốc Vô Duyên. (Chương 2)
5. Truyện về “cô gái ngồi bên cửa sổ”. (Chương 2, 3)
Và “sau khi thử kiểm tra các tình tiết truyện, tôi (Takemori) đi đến suy
nghĩ rằng đây không phải là nguyên vẹn một “câu chuyện cũ” của nhân vật
“tôi”. Hơn nữa khi giản lược hóa câu chuyện đến đoạn cuối từ chương 22
đến chương 24 ta lại có thể lấy ra được 5 tình tiết khác.
I. Bữa ăn tối ở phòng trọ Kamijo có món cá saba hầm súp miso.
(Chương 22)
II. Cuộc gặp gỡ giữa Otama, Okada và “tôi” ở con dốc Vô Duyên.
(Chương 22, 24)
III. Câu chuyện về con ngỗng trời. (Chương 22, 23)
IV. Chuyện Okada đi du học Tây phương. (Chương 23, 24)
V. Các chuyện về sau và giải thích phương pháp viết. (Chương 24)