về quê hương ở tỉnh Oita thuộc Kyushu. Chúng tôi không liên lạc thường
xuyên nhưng hàng năm có viết thư qua lại. Anh ấy cũng từng đến Shizuoka
chơi vài lần.
Mùa thu năm ngoái, Shimada đến thăm tôi sau chừng ba năm không gặp
mặt. Trông anh ấy chẳng khác gì hồi còn đang đi học.
Shimada nói mình tự lái xe đến. Bước vào buồng bệnh nhân, mắt đeo cặp
kính râm Rayban, thân hình dong dỏng cao, khuôn mặt hơi gầy, ngăm ngăm
đen y như tôi. Nhưng khác với tôi, đôi mắt sâu của anh trong sáng như thiếu
niên.
Thư viết ngày 30 tháng Sáu. Tức là bức thư này đã nằm trên đám cỏ bên
dưới hòm thư chừng nửa năm trời
Tôi không biết rằng má đã báo tin tôi xuất viện cho anh. À không, hình
như sau khi ra viện và trước khi chúng tôi chuyển về đây ở, bà có nhắc qua.
Không hiểu sao tôi lại quên báo với anh tình hình của mình và gửi địa chỉ
mới nữa.
Vẫn là cách viết của Shimada, rất chân thành, tình cảm. Chỉ hiềm…
Đúng thế, chỉ hiềm, có một nội dung trong thư khiến tôi bắt đầu suy nghĩ
linh tinh. Đó là…
Cứ như thể tôi được Thần Chết chiếu cố… À, không phải. Tôi cho rằng
không phải Thần Chết chiếu cố tôi, mà chiếu cố đến mấy tòa ‘Quán’, tất cả
đều là tác phẩm của cùng một vị kiến trúc sư.
Vị kiến trúc sư đó là Nakamura Seiji.
Tôi nhớ lại cuộc trò chuyện hôm ấy, khi anh Shimada đến buồng bệnh
thăm tôi.
Ông kiến trúc sư kỳ dị được nhắc đến ở đây là anh trai một người bạn của
Shimada.
Mùa thu năm kia, ông ta chết trong căn nhà do chính mình thiết kế và xây
dựng trên hòn đảo nhỏ có tên Tsunojima thuộc địa phận tỉnh Oita.
Nửa năm sau, trong Thập Giác Quán, một kiến trúc kỳ quái cũng xây trên
hòn đảo đó, lại xảy ra một vụ giết người hàng loạt. Và rất ngẫu nhiên,
Shimada cũng bị cuốn vào sự kiện này.