NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 198

(Giải khắp mười ba huyện tỉnh Quảng Tây,

Ở tới mười tám phòng giam.)

Theo thứ tự ghi chép trong Ngục trung nhật ký thì 13 huyện mà Bác bị

giải đến là: Thiên Bảo (nay là Đức Bảo), Tĩnh Tây, Điền Đông, Quả Đức
(này là Bình Quả), Long An, Đồng Chính (nay là Phù Tuy), Nam Ninh, Vũ
Minh, Tân Dương, Thiên Giang (nay là thị trấn Thiên Giang), Lai Tân,
Liễu Châu, Quế Lâm. Còn 18 nhà lao là các nhà giam của 13 huyện kể trên
và những nhà giam khác như nhà giam CHS, Túc Vinh, Long Tuyền, Bình
Mã, Ung Ninh, Cấm bế thất...

Tuy nhiên, chủ đề bài thơ không phải nhằm kể khổ mà từ thực tế bị

giải, bị giam ở các nhà giam nhiều nơi như vậy mà chính quyền, luật pháp
không kết được tội chứng tỏ người tù không có tội gì. Không có tội mà cứ
bị giải, bị giam, không thể không uất ức, phẫn nỗ. Câu thơ:

Thí vấn dư sở phạm hà tội?

(Thử hỏi ta phạm tội gì?)

Chứng tỏ sự phẫn nộ đã đến cao độ. Hỏi cũng để mà hỏi thôi, chứ cái

chính quyền sở tại này đâu có phân biệt phải trái. Hỏi cũng để tự trả lời, tự
tỏ rõ, tự khẳng định:

Tội tại vị dân tộc tận trung!

(Tội tận trung với dân tộc!)

Tận trung với dân tộc mà có tội ư? Hai câu cuối lời thơ đanh thép. Đó

cũng là hai câu thơ tự bào chữa cho mình, hai câu thơ thể hiện khí khách
của người yêu nước yêu dân, của người cách mạng. Trần Huy Liệu, khi
nhắc đến cái “tội” yêu nước đã dẫn ra vế câu đối của Hoàng Trọng Mậu: Ái
quốc hà cô, duy hữu tinh thần chung bất tử (Yêu nước tội gì, chỉ có tinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.