thân mình, một mình mình đọc, vừa ngâm vừa đợi... Rõ ràng, Bác viết
không nhằm cho ai, cho bất cứ người đọc nào, hoàn toàn khác những bài
thơ trước đấy và sau này kể cả thơ tiếng Việt và thơ chữ Hán nhằm mục
đích để cho người khác đọc, để tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết
phục. Chính vì thế, Bác đã bỏ quên không nhớ nữa, nếu như không có ai đó
đã nhắc.
Có một thời, người ta ngại nói đến việc làm thơ về mình, cho bản thân
mình, ngại nói đến chức năng tiêu khiển, giải trí mà chỉ nhấn mạnh chức
năng nhận thức, chức năng giáo dục của văn học. Nhưng ở đây, trường hợp
làm thơ về mình, cho mình, mình tâm sự, mình giãi bày, mình động viên,
mình tự khuyên mình lại là trường hợp Bác Hồ với tập Ngục trung nhật ký.
Bị giam cầm trong bốn bức tường u ám của nhà tù, những tư tưởng lớn,
những suy nghĩ cao rộng, những tình cảm sâu sắc chẳng có ai mà trao đổi,
bàn bạc. Bác phải sống một mình, cảm xúc một mình và ghi lại bằng thơ
những dòng nhật ký về mình, cho mình. Tất cả đều hướng về cái bên trong
con người, bộc lộ tâm tư, tình cảm, tâm hồn, trí tuệ, ý chí của một con
người - con người tự ý thức, tự nhận thức để trau dồi bản thân mình. Con
người phải vượt lên mọi hoàn cảnh, tự chủ và làm chủ, biến hoàn cảnh
thành môi trường rèn luyện: Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do - Thả ngâm
thả đãi tự do thì. Như vậy nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân thể người
tù chứ không thể giam cầm được tinh thần người tù. Trong cái mất tự do về
thân thể Bác tìm cho mình một sự tự do nội tâm, một sự tự do tinh thần và
tin tưởng nhất định cái tất thắng sẽ thuộc về mình. Do đó ở tù mà vẫn thấy
mình là khách tự do, là khách tiên; ở tù mà vẫn có thơ. Một bản lĩnh phi
thường - bản lĩnh văn hoá lớn.
Tù ngục là điều bất hạnh lớn đối với con người, nhưng tù ngục cũng là
nơi thử thách với những con người chân chính, những tâm hồn trác việt.
Trên đỉnh cao của tâm hồn, ở Bác, nhà cách mạng và nhà thơ là một, hay
nói một cách chính xác hơn đã có sự hoà nhập giữa nhà cách mạng và nhà
thơ trong Bác. Vì vậy mà vốn không ham ngâm thơ mà vẫn có thơ, vốn