Già này vốn chẳng thích ngâm thơ
Nhân ở trong tù chẳng việc chi
Mượn thú ngâm thơ khuây lúc rỗi
Vừa ngâm vừa đợi tự do thì
VỪA NGÂM VỪA ĐỢI ĐẾN NGÀY TỰ DO
Sau bốn câu thơ được coi là lời Đề từ là bài Khai quyển (Mở đầu tập
nhật ký). Thông thường trong một tác phẩm bài khai quyển chiếm một vị trí
đặc biệt và có ý nghĩa lớn vì nó chứa đựng những ý tưởng, tình cảm, cách
thức của tác giả được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ tác
phẩm. Khai quyển của tập Ngục trung nhật ký là một bài thơ tứ tuyệt, Bác
nói rõ về lý do làm thơ, hoàn cảnh sáng tác thơ và quan hệ giữa Bác với
thơ:
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi;
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.
Đây là lời tự bạch chân thực, chân thành, trong sáng. Lão phu nguyên
bất ái ngâm thi, Bác mượn câu thơ của Nghiêu Phu đời Thanh Trung Quốc
để nói về mình; mình đúng là như vậy: Già này vốn không ham thích ngâm
thơ. Bác vốn không có chủ định làm thơ và không có ý định trở thành nhà
thơ, không ham cái việc tìm hứng, chọn tứ, lọc chữ, gieo vần, vốn là công
việc của các nhà thơ. Bác có một ham muốn và ham muốn tột bậc là giải
phóng đất nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc, mọi người dân được ấm
no, hạnh phúc, được học hành. Bác đang thực hiện cái ham muốn đó thì bị