nhân (người tự do), tự do thiên (trời tự do), tự do cảnh (cảnh tự do), tự do
nhật (ngày tự do), tự do lãm thượng (tự do thưởng ngoạn)... Tự do lên đến
đỉnh cao, khách tự do thần tiên trên trời có biết chăng trong nhà lao cũng có
khách tiên. Tự do thiên thượng thần tiên khách, / Tri phủ lung trung dã hữu
tiên. (Ngọ hậu). Ngục tù đã không thể giam hãm được ý chí đấu tranh cho
tự do, tinh thần tự do của Bác. Tự do đã chiến thắng ngục tù, Bác đã là
người tự do Tự do trở lại với ta rồi - Nhị kim hựu thị tự do nhân, cũng đồng
thời “Ngục trung nhật ký” từ đây dứt. Câu thơ “Ngục trung nhật ký” tòng
kim chỉ, cụ Trần Đắc Thọ có lời dịch khá ý nhị và thú vị: “Ngục trung nhật
ký” ghi bài chót.
Kết luận là bài thơ chót, bài thơ cuối cùng kết thúc tập Ngục trung
nhật ký - Bài thơ của một tấm lòng, của đạo đức cao cả, sự mẫn tiệp và ý
chí mãnh liệt bộc lộ một bản lĩnh văn hóa cả chiều sâu bề rộng và tầm cao.
Một tập thơ, mở đầu là bài Khai quyển, kết thúc là bài Kết luận. Chỉnh
chu, trước sau trọn vẹn. Đúng là tư duy Hồ Chí Minh, hồn thơ Hồ Chí
Minh.
-----
(1) Bản dịch của Trần Đắc Thọ:
May gặp Hầu Công, người sáng suốt.
Nay ta lại được tự do rồi.
“Ngục trung nhật ký” ghi bài chót,
Tái tạo ơn sâu, cảm tạ người.