nhiệm Cục Chính trị Đệ tứ chiến khu ở Liễu Châu thay Trung tướng Lương
Hoa Thịnh được thăng chức Tư lệnh phó đệ tứ chiến khu.
Kết luận là bài thơ thứ hai Bác viết về Hầu Chủ nhiệm. Cả hai bài thơ
đều có chữ ân: ân tặng, tái tạo ân thể hiện Bác ghi tạc ân sâu của Hầu Chủ
nhiệm người tặng sách, người trực tiếp khẩn trương thực hiện quyết định
trả tự do cho Bác. Theo GS. Hoàng Tranh, khi Hầu Chí Minh về họp ở
Trùng Khánh, nhận được lệnh của nhà cầm quyền về việc thả Hồ Chí Minh.
Khi về Liễu Châu, Hầu Chí Minh đã thi hành ngay quyết định trên, trực
tiếp trả tự do ngay cho Hồ Chí Minh.
Mở đầu bài thơ 4 câu, Bác ca ngợi sự anh minh (sáng suốt) của Hầu
Chủ nhiệm và cái hạnh ngộ (may mắn) của Bác trong đoạn đời khó khăn,
khổ ải đã gặp được con người này: Hạnh ngộ anh minh Hầu Chủ nhiệm
(May mắn gặp được chủ nhiệm họ Hầu sáng suốt). Câu kết là lời cảm tạ từ
đáy sâu lòng mình về công ơn tái tạo Thâm tạ Hầu Công tái tạo ân (Cảm tạ
khôn xiết công ơn tái tạo của ông Hầu). Hẳn không cần phải nói gì thêm, ba
chữ tái tạo ân đủ nói lên tấm lòng biết ơn sâu nặng như thế nào của Bác đối
với người mà Bác mang ơn.
Hai câu giữa, câu hai và câu ba: Nhi kim hựu thị tự do nhân/ Ngục
trung nhật ký tòng kim chỉ (Mà nay ta lại là người tự do/ Nhật ký trong tù
chấm dứt từ đây) là tiếp nối trọn ý cho câu một, đồng thời đây cũng là lời
kết cho một ý tưởng lớn, cho một chặng đường đầy thử thách đã qua. Bây
giờ đây Bác trở lại là người của tự do đúng nghĩa của nó, tự do tinh thần và
cả tự do thân thể. Bước chân vào nhà tù và suốt thời gian 377 ngày bị giam
cầm, hai chữ tự do luôn đeo đẳng, thường trực trong Bác. Trong hơn 100
bài thơ của Ngục trung nhật ký đã có 13 bài trực tiếp nói đến hai chữ tự do:
Khai quyển, Nhập Tĩnh Tây huyện ngục, Ngọ hậu, Trung thu, Lộ thượng,
Cảnh binh đảm trư đồng hành, Tha tưởng đào, Đáo trưởng quan bộ, Thanh
minh, Hạn chế, Bất miên dạ, Thu cảm và bài thơ Kết luận này. Mười ba bài
thơ chung một tiếng nói xúc động, quyết liệt, đanh thép về tự do: Tự do