NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 99

Lời thơ thật xót xa. Tình thương rộng mở và sâu đậm biết dường nào.

Nói như Hoài Thanh: “Càng là người vất vả cực khổ thì Bác lại càng
thương”. Đọc bài thơ “tưởng như còn rưng rưng nước mắt”:

Thân anh da bọc lấy xương,

Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi;

Đêm qua còn ngủ bên tôi,

Sáng nay anh đã về nơi suối vàng.

Bài thơ Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu (một người tù cờ bạc “chết

cứng”) mực thước, cổ điển mà cũng rất hiện đại, chứa chan tình cảm, chân
thực, chi tiết. Để hiểu sâu bài thơ, xin được lưu ý, cần đọc kỹ văn bản
nguyên tác và cách sử dụng từ ngữ để thể hiện nội dung và tư tưởng bài
thơ. Ví như những từ sau: ngạnh vốn nghĩa chính là cứng rắn, bướng bỉnh,
nhưng ở vùng Quảng Đông, Trung Quốc, tiếng địa phương ngạnh có nghĩa
là chết, còn “ngạnh” liễu ở đầu đề bài thơ với nghĩa là chết cứng, nên từ
“ngạnh” đã cho vào trong ngoặc kép là vậy; còn cốt bao bì, cốt: xương, bì:
da; bao: bọc, để hình dung người gầy guộc giống như chỉ còn da bọc lấy
xương; và cửu tuyền nghĩa là chín suối, âm phủ. Chín suối còn gọi là suối
vàng; âm phủ là cõi âm. Bài thơ Thất ai của Nguyễn Vũ đời Tấn thời Tam
Quốc trong sách Sơ học ký có câu: Minh minh cửu tuyền thất/ Mạn mạn
trường dạ đài (Mờ mờ nơi chín suối/ Mênh mang cảnh đêm dài). Tiếng Hán
cửu tuyền đồng nghĩa với cửu nguyên (nơi chôn người chết).

-----

(1) Bản dịch của Quách Tấn:

Anh chỉ còn da bọc lấy xương

Tấm thân đói rét khổ trăm đường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.