NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 431

khoảng 1 met 70. Tên thì có nhiều loại: hoặc bằng đầu tre - được vát nhọn để
đi săn, hoặc khía răng cưa dùng trong chiến tranh - hoặc là có nhiều mũi nhọn
dùng để bắt ca. Cuối cùng, có mấy thứ nhạc cụ: những cây sáo Pan 13 lỗ hay
những ống tiêu dọc có 4 lỗ.

Buổi tối, viên thủ lĩnh hết sức trịnh trọng mang tới cho chúng tôi rượu ngô

và một chảo ra gu đậu răng ngựa nấu với ớt quả, cay xé lưỡi; món ăn thật bổ
dưỡng sau 6 tháng trời sống với người Nambikwara vốn không biết đến muối
ăn và ớt quả, và vòm miệng nhạy cảm của họ thậm chí còn đòi hỏi các món
đều phải rưới đẫm nước để cho lạnh đi trước khi ăn. Một quả bầu nhỏ đựng thứ
muối bản địa, một thứ nước nâu nhạt, mặn chát đến nỗi viên thủ lĩnh, vốn chỉ
ngồi nhìn chúng tôi ăn, đã nếm thử trước mặt chúng tôi để cho chúng tôi yên
tâm, không phải là thuốc độc. Thứ gia vị này được làm bằng tro của cây toari
branco. Mặc dù bữa ăn khiêm tốn, nhưng cách mời ăn trang trọng khiến tôi
nhớ lại là các thủ lĩnh Tupi xưa bao giờ cũng bày rộng bàn ăn, theo cách nói
của một du khách.

Có một chi tiết còn kỳ lạ hơn nữa, sau một đêm ngủ trong nhà kho, tôi nhận

ra chiếc thắt lưng da của tôi đã bị lũ dế gặm nhấm. Chưa bao giờ tôi bị lũ côn
trùng này làm hại, không hề nhìn thấy chúng ở trong tất cả các bộ lạc tôi từng
chung sống: Kaingang, Caduveo, Bororo, Paressi, Nambikwara, Mundé. Và
chính ở chỗ người Tupi tôi đã gặp chuyện không may mà Yves d’Evreũ và
Jean de Léry đã gặp phải 400 năm trước: “Và cũng là để kết thúc, liền một
mạch, tôi mô tả những con vật nhỏ bé này… không lớn hơn những con dế mèn
của chúng ta, ban đêm chui ra từng đàn, nếu như chúng tìm thấy một con vật gì
đó thì thế nào chúng cũng phải gặm nhấm. Nhưng chủ yếu là ngoài việc chúng
bò lên những chiếc cổ áo và những đôi giày da, gặm nhấm hết lớp mặt ngoài
và sáng ra các chủ nhân nhìn thấy những thứ đó đã trắng xóa và bị bào
mòn…”

[97]

. Do dế, (khác với mối và những côn trùng phá hoại khác) chỉ gặm

mặt ngoài của da, cho nên quả là khi cầm lại chiếc thắt lưng tôi thấy nó “trắng
xóa và bị bào mòn”, là một bằng chứng của một sự gặp gỡ lạ lùng và đặc biệt,
hết sức lâu đời, giữa một loài côn trùng và một nhóm con người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.