NHÌN LẠI CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC - Trang 14

Ngàn năm hương khói,
Trung nghĩa còn đây.

Và cũng chính nhà vua này đã sắc phong ông làm Thượng Ðẳng Linh
Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá nơi ông đã hiên ngang thà
chịu chết chớ không chịu đầu hàng Pháp.
Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân, nhất là những ngư dân,
luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới
dân chài áo vải, vậy mà đã trở thành một vị anh hùng, đúng với ý nghĩa:
"Sống làm Tướng và chết làm Thần!" và "anh khí như hồng", nghĩa là khí
tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

VI.Tưởng nhớ:
Sau khi ông bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bí mật thờ
ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương (cá Ông hay cá
Voi), chính là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại TP. Rạch Giá hiện nay.

Và khi người Pháp không còn cai trị Việt Nam, vào năm 1970, nhân dân
địa phương đã lập tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng, màu đen đặt trước
“chợ nhà lồng” Rạch Giá (cũ)
Hiện nay, phần mộ của ông và tượng thờ (được sơn lại màu nâu đỏ) vừa kể
đều đã được di dời vào trong khuôn viên khu đền thờ của ông tại TP Rạch
Giá (ảnh), và người ta đã cho làm một tượng mới bằng cũng bằng đồng lớn
hơn, màu xám, để thay thế (năm 2000). Khu “chợ nhà lồng” mà sau này nó
còn có tên là “Khu thương mại”, cũng đã di dời nơi khác để nơi đó trở
thành thành công viên.

Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long...nhân dân đã lập đền thờ ông
và hằng năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể. (Đình Nguyễn Trung
Trực tại Rạch Giá tổ chức lễ giỗ vào các ngày từ 27 đến 29 tháng 8 âm lịch.
Đình và mộ nơi này đã được công nhận là di tích Lịch–Văn hóa cấp quốc
gia vào ngày 06 tháng 12 năm 1989).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.