Bình Định. Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng tức
Thăng, mẹ là Lê Kim Hồng.
Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông
phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên
nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân
An (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, tỉnh Long An) và sinh sống bằng
nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần
nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện
Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau)
Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có
thể lực khoẻ mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.
Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân
là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri
Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào
lính để gìn giữ đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.
Năm 1861, nhờ lập được công lao, nên ông được triều đình phong chức
Quyền sung Quản đạo”(Hỏi đáp lịch sử tập 4 , sách đã dẫn, tr.46. Phan
Thành Tài trong Nam Bộ - đất và người ghi là “quyền sung quản binh
đạo”(Hội Khoa học lịch sử TP. HCM, NXB Trẻ tr. 159) nên còn được gọi là
Quản Chơn hay Quản Lịch .
Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Lâm
Quang Ky, Hoàng Khắc Nhượng, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Học, Hồ
Quang v.v…
II.Chiến công:
Nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt đã tóm gọn hai chiến công nổi bật của Nguyễn
Trung Trực bằng hai câu thơ nổi tiếng sau:
Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa