NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 112

và khi họ bắt đầu nghĩ về thế giới mình đang sống, họ buộc phải công nhận
vị thế thống trị của Mỹ.

Một khi chúng ta biết mình là bá chủ và có quyền định đoạt vận mệnh

thế giới chúng ta đang sống thì câu hỏi đặt ra là: Sử dụng quyền định đoạt
ấy như thế nào?

Tôi sẽ phác họa hai ý tưởng khác nhau về vai trò của Mỹ đối với thế giới.

Chúng không hẳn là hai khả năng thay thế nhau mà thực tiễn có thể là sự
giao thoa giữa chúng. Bằng việc cho chúng có khả năng thay thế lẫn nhau,
tôi hy vọng mọi người sẽ tập trung hơn vào những lựa chọn chúng ta đang
có.

Hai ý tưởng này không hẳn là mới. Chúng đã có ảnh hưởng đến chính

sách Mỹ trong suốt lịch sử của nó. Tôi gọi chúng là chủ nghĩa hiện thực địa
chính
trịchủ nghĩa lý tưởng xã hội mở. Henry Kissinger cho rằng Mỹ
từng là quốc gia duy nhất đưa chủ nghĩa lý tưởng vào chính sách ngoại giao
của mình. Điều này liên quan đến nguồn gốc của nó: nước Mỹ ra đời cùng
với Bản tuyên ngôn độc lập, một tuyên bố hùng hồn về những nguyên tắc

đại chúng của cái tôi gọi là xã hội mở

[77]

.

Chủ nghĩa hiện thực địa chính trị dựa trên quyền lợi của nhà nước; chủ

nghĩa lý tưởng xã hội mở ưu tiên lợi ích cho nhân loại. Từ Thời đại khai
sáng đã luôn xảy ra xung đột giữa những nguyên tắc đại chúng và chủ
quyền tối cao của nhà nước. Nước Mỹ càng lớn mạnh thì tình trạng căng
thẳng này càng rõ nét. Có thể xem Theodore Roosevelt là đại diện cho chủ
quyền tối cao của Mỹ và Woodrow Wilson đại diện cho lý tưởng hóa chính
sách ngoại giao. Tuy nhiên, ông ta không phải là hình mẫu hoàn hảo về chủ
nghĩa lý tưởng xã hội mở do những dấu ấn không tốt đẹp về quyền công
dân ở quê nhà. Jimmy Carter là một ví dụ điển hình hơn. Khi hai chủ nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.