Mọi người có thể cho rằng vì ủng hộ hợp tác quốc tế nên tôi phản đối
việc sử dụng sức mạnh quân sự. Vấn đề không phải như vậy. Tôi tán đồng
sự can thiệp quân sự tại Bosnia và Kosovo và tôi vui mừng về ưu thế quân
sự của Mỹ. Do hiểu biết của chúng ta là không hoàn hảo nên mọi người
nghĩ rằng có thể tất cả những nỗ lực chống khủng hoảng của chúng ta chỉ là
con số không, và để chuyển đổi tình thế này, chúng ta nên chuẩn bị sẵn
sàng chiến thắng trong các cuộc đối đầu quân sự nếu hoặc khi điều đó xảy
ra. Tuy nhiên, nguồn lực phân bổ cho viện trợ quốc tế và cho trang bị quân
sự là quá chênh lệch: 301 tỷ đôla Mỹ cho chi phí quốc phòng
[83]
trong
khi chỉ có 10 tỷ đôla cho Viện trợ Phát triển chính thức năm 2000.
Không chế độ nào có thể tồn tại chỉ bằng sức mạnh quân sự và chắc chắn
thế giới không thể bị thống trị bởi sức mạnh quân sự. Tôi tin sức mạnh hiện
tại đã quá đủ và chúng ta nên tính đến những việc khác thay vì cố gắng tăng
cường sức mạnh hơn nữa. Nếu chúng ta không tìm cách kiểm soát việc phổ
biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nền văn minh của chúng ta rốt cuộc sẽ phải
đối mặt với một nguy cơ bị tiêu diệt thực sự. Khi sự an nguy của chúng ta
bị các nước khác đe dọa, chúng ta sẽ không thể làm gì để tránh nguy cơ này
vì chúng ta bận tập trung vào tình huống khẩn cấp hơn, nhưng đe dọa duy
nhất hiện nay chúng ta đang phải đối mặt là hiểm họa không ngang sức.
Chúng ta không thể chống lại những hiểm họa này bằng cách gia tăng sức
mạnh quân sự đối với các nước khác.
Cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế và kiểm
soát sát sao. Để xúc tiến tiến trình kiểm soát sát sao này, Mỹ phải thay đổi
thái độ từ đơn phương bá chủ sang dẫn đầu hợp tác đa phương nhằm bảo vệ
thế giới khỏi sự xâm phạm trật tự và luật pháp. Chúng ta không còn trong
thời Chiến tranh Lạnh nữa, khi quốc gia siêu cường và lãnh đạo thế giới
phương Tây cùng là một. Chính quyền Bush đã lên ngôi với quyết tâm
khẳng định địa vị siêu cường bằng việc phát triển NMD. Nhưng chính sách
đó đã dựa trên tầm nhìn lỗi thời về thế giới. Ưu thế trong Chiến tranh lạnh