diệt lẫn nhau chắc chắn (mutually assured destruction), được viết tắt là
MAD.
Chúng ta đang đối mặt với nguy cơ gia tăng chiến tranh hạt nhân, vậy mà
chúng ta nỗ lực quá ít để ngăn cản nó. Một lần nữa, điều này lại hoàn toàn
trái ngược với thời Chiến tranh Lạnh, khi những trí thức giỏi nhất hết mình
nghiên cứu vấn đề này. Cần có một giải pháp triệt để mới nhưng tôi là
người không chuyên về lĩnh vực này. Cần phải xem xét tất cả các giải pháp.
Một trong các giải pháp là giải trừ toàn bộ vũ khí hạt nhân
[81]
, nhưng tôi
không cho đây là biện pháp hiệu quả vì nó chỉ tạo cơ hội cho các chính
quyền lừa đảo phá vỡ luật lệ mà thôi. Tôi tin rằng chúng ta nên có một chế
độ trong đó cường quốc hạt nhân phải giảm đáng kể các kho chứa vũ khí
đạn dược dưới sự quản lý quốc tế và cùng lúc tạo ra một cơ chế bảo đảm
thực hiện mạnh hơn chống lại sản xuất vũ khí hạt nhân. Tôi có thể bị cho là
quá tin tưởng vào công tác quản lý quốc tế, nhưng tôi tin rằng họ có thể
hoạt động tốt hơn nhiều nếu có Mỹ hậu thuẫn. Dù vậy, đây không phải là
một đề nghị chắc chắn, tôi chỉ đề xuất định hướng để chúng ta tìm hiểu.
Vấn đề là tình hình thực tại đang có nguy cơ đổ vỡ bất cứ lúc nào nhưng rất
khó yêu cầu một sự thay đổi khi mọi việc vẫn có vẻ bình thường. Tuy vậy,
sẽ là quá liều lĩnh nếu chúng ta đợi tới lúc mọi việc trở nên bất thường.
Chính quyền Bush quyết tâm duy trì sức mạnh quân sự của mình bằng
việc đơn phương theo đuổi chương trình NMD
[82]
. Đây là một chính
sách khả thi nhưng tôi cho là không đúng đắn vì nó không ngăn cản được
những mối đe dọa không ngang sức. Chúng ta không thể bảo vệ mình trước
bọn khủng bố nếu không có hợp tác quốc tế. Chỉ khi mọi người đứng về
phía chúng ta, hành động của bọn khủng bố mới bị ngăn chặn. Tôi đã mong
sự kiện 11/9 sẽ khiến chính quyền Bush suy nghĩ lại nhưng họ dường như
vẫn theo đuổi chính sách đơn phương.