[57]
Quỹ ủy thác sẽ giúp những tổ chức quốc tế hiện nay trở nên hữu
dụng hơn. Cụ thể là UNDP có thể đóng vai trò rất giá trị. Giống tổ chức
Ngân hàng Thế giới, UNDP cũng có một cơ sở hạ tầng cồng kềnh, có đại
diện tại các quốc gia kém phát triển, nhưng nguồn ngân sách chính thức lại
rất nhỏ và mức sử dụng rất hạn chế. Các nguồn quỹ ủy thác mở rộng đường
cho tổ chức này hơn. UNDP sẽ vẫn cần sự đồng ý của nước chủ nhà, nhưng
quỹ ủy thác sẽ chỉ tập trung vào những chính phủ có tư tưởng cách tân và
giúp tăng cường khả năng xử lý viện trợ của họ. Quỹ ủy thác cũng là một
kênh cung cấp nguồn lực trực tiếp cho các nhóm cộng đồng trong trường
hợp chính phủ không muốn cải cách. Điều này đặc biệt có giá trị trong thời
kỳ cách mạng thay đổi nhà cầm quyền: nó sẽ phá bỏ những vật cản trên
đường tới thành công. Ví dụ: vai trò của UNDP trong hợp tác với nguồn
quỹ của tôi là trả thêm thu nhập cho những công dân Nam Tư giỏi trở về từ
nước ngoài. Ở nhiều nước, việc trả lương thêm lương cho các thẩm phán
giỏi ít nhất là trong thời gian họ đấu tranh chống tham nhũng là rất cần
thiết, nhưng hiện tại không có nguồn quỹ nào cho việc này. Ngân hàng Thế
giới đã có quy định không trả lương cho các nhân viên thuộc lĩnh vực công.
Và UNDP có thể lấp chỗ trống này.
[58]
Hiện nay, khoảng 60% nguồn cho vay của IDA là đóng góp của
các nhà tài trợ, phần còn lại từ các khoản thu từ hoạt động cho vay của
Ngân hàng Thế giới. Khoản cho vay hàng năm của IDA rất lớn, trung bình
khoảng 6-7 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều so với nhu
cầu gay gắt của các nước đang phát triển, và chỉ chiếm từ ¼ đến 1/3 tổng số
cho vay của Ngân hàng Thế giới với khung không ưu đãi tiền vay từ ngân
hàng.
[59]
Báo cáo của Ủy ban Cố vấn Viện Tài chính Quốc tế (Ủy ban
Meltzer), tháng 3 năm 2000. Xem www.house.gov/jec/imf/ifiac.htm.
[60]
Theo mục 701 của Đạo luật Định chế Tài chính Quốc tế, các giám
đốc ban điều hành của Mỹ trong các tổ chức TCQT được hướng dẫn từ