NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 145

[66]

Được đặt theo tên của Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ Nicholas Brady.

[67]

Bài viết tự đánh giá của IMF về chính sách tài chính trong các

chương trình Châu Á mang đầy tính chỉ trích. Xem bài viết “IMF-Các
chương trình hỗ trợ ở Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan”, Đặc san số 178
của IMF, ra ngày 30/06/1999. Trong đó nêu rõ chính sách thắt chặt tài
chính được tiến hành nhằm củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư rằng họ sẽ
được đền đáp, từ đó sẽ giảm bớt áp lực lên tài khoản vốn và tránh đổ xô
vào khu vực tư nhân khi các nguồn tín dụng sẵn có giảm xuống. Nhưng
thực tế, “tác động của chính sách tài khóa... khác xa với mong đợi...do...
những giả định ban đầu về tăng trưởng kinh tế, các luồng vốn và tỷ giá...
được chứng minh là sai nghiêm trọng” (trang 62). Việc thắt chặt tiền tệ ở
Thái Lan và Hàn Quốc đã hỗ trợ mục tiêu hàng đầu là ổn định tỷ giá, nhưng
ở Indonesia việc bơm thanh khoản hàng loạt chống lại sự rút tiền ồ ạt ra
khỏi ngân hàng đã dẫn đến bùng nổ tiền cơ sở và giảm giá đồng tiền kéo
dài (trang 38).

[68]

George Soros, “Nhằm tránh sụp đổ: Khủng hoảng Châu Á đòi hỏi

phải cân nhắc lại luật lệ quốc tế”, Financial Times, 31/12/1997, trang 12.
George Soros, “Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiếp theo”, FinancialTimes
(London), 04/01/1999, trang 18.

[69]

Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng Châu Á cho thấy khi các chính

phủ cố gắng bù đắp bất lợi này bằng việc cho vay trực tiếp hay trợ cấp gián
tiếp và trực tiếp đối với các công ty nội địa, họ có thể đã gieo mầm mống
của sự bất ổn cho tương lai.

[70]

Trong năm 2000, 64% giá trị xuất khẩu vốn ròng toàn cầu chảy

vào Hoa Kỳ, so với mức trung bình 35% giai đoạn 1992-1997, theo báo cáo
của IMF, Các thị trường vốn quốc tế: Sự phát triển, Triển vọng và Các vấn
đề chính sách then chốt
(Washington, DC: Quỹ tiền tệ quốc tế, 2001).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.