khi chúng được dùng để hỗ trợ xã hội và văn hóa dân sự. Các chương trình
mạng lưới, ngoài nguồn quỹ quốc gia, cũng có thể hợp tác với các tổ chức
địa phương; đặc biệt khi những chương trình này nhằm ủng hộ nhân quyền
và quyền truyền thông độc lập.
Rõ ràng là bất hợp lý nếu áp dụng cùng một phương pháp hay tiêu chí
cho khu vực công và khu vực tư. Tuy nhiên, cách tiếp cận của mạng lưới
quỹ tài trợ của tôi nên và cần phù hợp với nguồn viện trợ quốc tế của chính
phủ. Tôi sẽ phác hoạ về vấn đề này ở chương 2. Đề xuất của tôi dựa trên
việc những nước giàu ban hành Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cho viện trợ
quốc tế theo một số luật định.
Các chính phủ thường không tự thông qua đề xuất SDR; có quá nhiều lợi
ích quan liêu và chính trị đã ngăn cản việc này. Nhưng những nhà nước dân
chủ cần đáp ứng các cử tri. Đó là lý do tại sao xã hội dân sự phải được phát
huy. Thời gian đã chín muồi. Liên minh lỏng lẻo giữa các nhà hoạt động
viện trợ và các nhóm nhà thờ, được biết đến qua phong trào Jubilee năm
2000, đã tranh đấu và thành công trong việc yêu cầu xóa nợ cho những
quốc gia nghèo ngập trong nợ nần
[18]
. Chính phủ các quốc gia nhóm G7
và G20 đang tìm cách hạn chế những vấn đề do toàn cầu hóa gây nên
[19]
.
Hội nghị Quốc tế về Tài trợ cho Phát triển tháng 3 năm 2002 của Liên hiệp
quốc tạo nên một diễn đàn phù hợp khác. Vụ tấn công khủng bố ngày 11
tháng 9 đã làm cho công chúng Mỹ hiểu rõ hơn về phần còn lại của thế
giới, nhận thức sâu hơn về những suy nghĩ mới và cảm thông hơn. Nếu
công chúng cần thì chính phủ phải hành động.
Rủi thay, việc kêu gọi xã hội dân sự ủng hộ cái gì bao giờ cũng khó hơn
làchống lại, nhưng đề nghị về SDR trong chương 2 rất cụ thể và hợp lý đủ
để thu hút được sự ủng hộ rộng rãi. Tôi không đề cập lại vấn đề này trong
các chương nói về việc cải cách các định chế thương mại và tài chính quốc