NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 35

đây, WTO vấp phải sự tấn công có phối hợp của các tổ chức phi chính phủ
(NGOs) và các liên đoàn lao động. Điều này buộc tôi phải nhìn lại WTO kỹ
hơn, và tôi thấy rằng những lời chỉ trích đó cũng có một số điểm có giá trị.

Bản chất cơ chế của tổ chức này không có gì sai. Nhiệm vụ của WTO là

tự do hóa nền thương mại quốc tế trên cơ sở các quy tắc, và nó đã hoàn
thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Đúng vậy, với yêu cầu có sự đồng thuận
nhất trí của các thành viên sáng lập, WTO được biết đến như một kỳ công
trong việc giải quyết các vấn đề về luật. Tuy nhiên, những lời chỉ trích đã
đúng khi cho rằng WTO thiên vị cho các quốc gia giàu và các tập đoàn đa
quốc gia. Sự thiên vị này không phải do bản chất cơ chế mà do cách áp
dụng cơ chế của WTO, đồng thời do sự thiếu vắng những cấu trúc hiệu quả
tương tự phục vụ cho các mục tiêu xã hội khác như bảo vệ môi trường,
quyền lao động, và nhân quyền. Tôi sẽ lần lượt xem xét đến hai khiếm
khuyết này.

Có hai vấn đề trong việc áp dụng sai cơ chế WTO. Thứ nhất, và cũng

quan trọng nhất theo tiêu chí sản lượng mậu dịch, là sự bất bình đẳng trong
phân biệt hàng hóa của nước đang phát triển và nước phát triển. Việc xóa
bỏ những hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với sản phẩm nông
nghiệp phải trải qua nhiều giai đoạn mất thời gian hơn nhiều so với sản
phẩm công nghiệp tiên tiến. Các nước công nghiệp tiên tiến hiện chi 360 tỷ

đô la Mỹ mỗi năm để trợ cấp cho nền nông nghiệp của họ

[20]

, ngược lại

chỉ chi 53,7 tỷ đô la Mỹ cho viện trợ nước ngoài

[21]

. Mỹ vẫn tiếp tục thu

nhiều lợi nhuận từ luật chống phá giá, bảo vệ nền kinh tế khỏi việc nhập
khẩu giá thấp. Những đặc trưng này đã tạo nên một sân chơi không bình

đẳng

[22]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.