Vấn đề thứ hai liên quan đến sự thiên vị nghiêng về lợi ích các tập đoàn
kinh tế. Có các hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của
Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPs) và về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến
Thương mại (TRIMs), nhưng không có hiệp định nào về Quyền lao động
liên quan tới thương mại, ngoại trừ lao động tù nhân, và cũng không có
hiệp định về các biện pháp bảo vệ môi trường liên quan tới thương mại. Sự
lựa chọn chủ thể rõ ràng chỉ dựa trên lợi ích của tập đoàn kinh tế. Thực tế
họ thậm chí cố ban hành “Hiệp định đa phương về đầu tư” nhưng điều này
đã lần đầu tiên kích động sự chống đối từ những nhà hoạt động chống toàn
cầu hóa và nhóm này đã có thành công đầu tiên trong việc xóa bỏ nó.
WTO có quy tắc nghiêm cấm các quốc gia phân biệt đối xử với cùng một
sản phẩm bất kể phương pháp sản xuất khác nhau
[23]
. Quy tắc này nhằm
ngăn chặn các quốc gia phân biệt đối xử với các nhà cung cấp nước ngoài
thông qua việc đưa ra những quy định liên quan đến phương pháp sản xuất,
nhưng thực tế quy tắc này đã gây khó khăn cho từng quốc gia trong việc
đưa ra những tiêu chuẩn về môi trường, lao động, và nhân quyền. Đương
nhiên những tiêu chuẩn này có thể được đề xuất trong các hiệp ước quốc tế
nhưng việc thông qua các hiệp ước quốc tế rất khó khăn, và thực hiện
chúng lại càng khó khăn hơn. Một ví dụ: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
đã lập ra một bộ các công ước tỉ mỉ nhưng đa số các công ước này đều bị
bỏ qua. Dù có được áp dụng thì chúng cũng mâu thuẫn với các quy tắc của
WTO. Chẳng hạn, ILO đã cho phép các nước thành viên được đưa ra trừng
phạt cho các sản phẩm của lao động cưỡng bức từ Myanmar (không bao
gồm lao động tù nhân), nhưng việc các thành viên ILO đưa ra những hạn
chế nhập khẩu các sản phẩm của Myanmar lại bị xem là vi phạm các quy
tắc của WTO. Quy tắc của WTO thậm chí còn được ưu tiên áp dụng hơn
các quy định địa phươngnếu những quy định này được cho là nhằm phân
biệt đối xử các sản phẩm từ các nước khác
[24]
. Việc thiếu các quy định